Công bố Báo cáo ‘Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2024’
Báo cáo "Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2024" được VCCI thực hiện từ năm 2018, đã trở thành kênh thông tin quan trọng, kết nối giữa thực tiễn doanh nghiệp với cơ quan hoạch định chính sách. Dẫu còn không ít bất cập, nhưng các dòng chảy cải cách vẫn cho thấy nỗ lực không ngừng trong xây dựng môi trường pháp lý minh bạch và thuận lợi.
Năm 2024, Quốc hội ban hành 31 luật, Chính phủ ban hành 182 nghị định và các Bộ ban hành 629 thông tư cho thấy cường độ lập pháp tăng mạnh mẽ so với năm trước. Tuy nhiên, việc số lượng tăng không đồng nghĩa với chất lượng và hiệu quả thực thi cũng được cải thiện tương ứng.
![]() |
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) . |
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, đánh giá tổng thể bức tranh kinh tế năm 2024 với điểm sáng là tăng trưởng GDP đạt 7,09%. Song song với kết quả này, các doanh nghiệp vẫn đang vật lộn với hàng loạt khó khăn như đơn hàng sụt giảm, tiêu dùng nội địa chưa hồi phục, chi phí sản xuất tăng cao, lao động và vốn tiếp tục là bài toán nan giải.
Chính trong bối cảnh đó, cải cách thể chế và pháp luật được xem là chìa khóa để mở đường cho doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng. Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: "Thể chế đang là điểm nghẽn của các điểm nghẽn" và Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu chuyển từ tư duy "không quản được thì cấm" sang "vừa quản lý, vừa khơi thông, thúc đẩy".
Thực tế, năm 2024 chứng kiến nhiều luật, nghị định, thông tư được ban hành, sửa đổi theo hướng cải cách. Song, theo VCCI, quy trình lập pháp vẫn còn tồn tại nhiều bất cập từ khâu lựa chọn vấn đề, soạn thảo văn bản đến quá trình lấy ý kiến và ban hành các quy định dưới luật. Nhiều ý kiến cho rằng, không ít văn bản còn mang tính hình thức, thời gian chuẩn bị gấp gáp, không phản ánh đúng thực tiễn.
Một trong những điểm đáng chú ý là cộng đồng doanh nghiệp đã thể hiện vai trò ngày càng rõ nét trong việc góp ý và phản biện chính sách. Dù vậy, vẫn có nhiều chính sách được xây dựng mà thiếu đi sự tham gia thực chất của người thụ hưởng chính các doanh nghiệp.
Theo lãnh đạo VCCI, năm 2024 tiếp tục ghi nhận sự sôi động trong công tác xây dựng pháp luật- với nhiều Luật, Nghị định, Thông tư được sửa đổi, ban hành theo hướng cải cách. Thông qua việc theo dõi, phân tích các văn bản được ban hành và lấy ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, VCCI nhận thấy 4 "dòng chảy" chính trong hệ thống pháp luật kinh doanh năm 2024.
Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính và giảm chi phí tuân thủ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn. Nhiều quy định đã được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, minh bạch và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
"Một tín hiệu tích cực là cộng đồng doanh nghiệp ngày càng chủ động hơn trong việc góp ý, phản biện chính sách. Nhiều chính sách ban hành trong năm 2024 đã thể hiện rõ dấu ấn từ thực tiễn doanh nghiệp", Chủ tịch VCCI cho biết.
![]() |
Hội thảo công bố Báo cáo "Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2024. |
Thứ hai, một số chính sách cải cách vẫn chưa thực sự thuận lợi trong thực thi. Một số chính sách vẫn chưa tạo được chuyển biến thực chất, nguyên nhân chính là do tư duy quản lý cũ chưa được thay đổi triệt để. Ông Phạm Tấn Công nêu ví dụ, thủ tục đầu tư, cấp phép vẫn còn phức tạp; nhiều quy định kiểm soát chưa sát với thực tế. Một số lĩnh vực như xăng dầu, thiết bị bay, công chứng… vẫn tồn tại quy định thiếu linh hoạt, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.
Thứ ba, chính sách tài chính - thuế có nhiều chuyển động tích cực nhưng vẫn còn băn khoăn. Cụ thể, chính sách thuế và tài chính tiếp tục được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho phục hồi kinh tế. Nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí được triển khai. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phản ánh một số bất cập trong thực thi như áp lực chi phí, thời gian tuân thủ và sự thiếu đồng bộ trong các quy định pháp luật về thuế.
Công tác quản lý thuế cũng có nhiều cải tiến, đặc biệt trong thương mại điện tử, nhưng vẫn còn khoảng trống pháp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số.
Thứ tư, chính sách thương mại điện tử đã có những điều chỉnh tích cực nhưng chưa đồng bộ, nhiều chính sách mới đã được ban hành kịp thời để đáp ứng yêu cầu quản lý.
Theo ông Phạm Tấn Công, thương mại điện tử phát triển nhanh chóng và đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế số. 650 nghìn gian hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử, 318.900 tỷ đồng giá trị hàng hóa giao dịch trên 5 sàn thương mại điện tử phổ biến năm 2024 và 20,5 tỷ USD doanh thu thương mại điện tử bán lẻ năm 2023 là những con số minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của loại hình kinh doanh này.
Nhưng ở mặt ngược lại, chỉ trong năm 2024 có đến 165 nghìn gian hàng rời bỏ thương mại điện tử. Con số này phản ánh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, trong khi đó, pháp luật thương mại điện tử hiện hành lại dường như “bỏ ngỏ” quyền và lợi ích của chủ thể.
Tuy nhiên, vẫn còn những quy định chưa bao quát hết thực tiễn. Theo đó, việc hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi các bên liên quan, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, minh bạch là rất cần thiết.
![]() Ngày 27/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) phối hợp với Tổ chức Hanns Seidel Stiftung (CHLB ... |
![]() Báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2024 do iPOS.vn và Nestlé Professional vừa công bố, dưới sự cố vấn ... |
![]() TMT Motors vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2024 với khoản lỗ lịch sử hơn 325 tỷ đồng, gấp ... |
Có thể bạn quan tâm


Cảnh báo hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến tài xế xe ôm công nghệ
Tư vấn chỉ dẫn
Giải pháp bền vững cho sự phát triển nhà ở xã hội xanh tại Việt Nam
Tư vấn chỉ dẫn
Việt Nam mở rộng băng tần 6 GHz cho WiFi
Điện tử tiêu dùng