Lancs Networks tiên phong làm chủ công nghệ an ninh mạng tại Việt Nam
Vấn đề của xã hội trong thời đại số
Khi quay lại nhịp độ hoạt động thông thường sau dịch COVID-19, xã hội chứng kiến sự thay đổi linh hoạt trong cách thức làm việc và lưu trữ dữ liệu. Sự chuyển đổi mạnh mẽ từ làm việc truyền thống trực tiếp tại văn phòng sang làm việc từ xa trên các nền tảng trực tuyến đã kéo theo xu hướng thay đổi cách thức lưu trữ dữ liệu. Người dùng chuyển hướng từ phương thức lưu trữ truyền thống trên các thiết bị cuối như USB và ổ cứng máy tính sang sử dụng dịch vụ Điện toán đám mây, thường được gọi là Cloud.
Xu hướng áp dụng loại hình dịch vụ này giúp mở rộng băng thông, cho phép kết nối mạng diện rộng, nhưng cũng tạo ra nhiều nguy cơ tấn công diễn ra một cách nhanh chóng.
Sự thay đổi băng thông khiến việc bảo vệ an toàn thông tin theo phương pháp cũ trở nên khó khăn và con người cần phương pháp tiếp cận mới.
Ảnh: Lancs Networks
Thực trạng an toàn thông tin tại Việt Nam
Sự phát triển và phổ cập của các giải pháp an toàn mạng chậm hơn so với xu hướng biến tướng linh hoạt và tinh vi của tác nhân xấu trên hệ thống Internet là thực trạng đáng lo ngại tại Việt Nam. Vấn đề thiếu công cụ quản lý truy cập Internet và ngăn chặn nội dung độc hại tác động xấu tới thế hệ trẻ trở nên đáng lo ngại khi các nội dung số càng ngày càng nhiều hơn.
Với doanh nghiệp, việc rò rỉ dữ liệu trở nên thường xuyên hơn và ngay tại những doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng gặp hàng ngày vì cấu trúc hệ thống thay đổi khiến chi phí đầu tư quá lớn. Đặc biệt, hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 100 người) tại Việt Nam không có những chuyên gia IT nói chung và chuyên gia Security nói riêng. Sự thiếu hụt nhân lực này không chỉ tồn tại ở doanh nghiệp mà còn xuất hiện các cơ quan chính phủ thậm chí trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.
Đối với cơ quan nhà nước, các thiết bị hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy nên, đôi khi, việc sợ bị đánh cắp dữ liệu dẫn đến những thông tin hay dữ liệu quan trọng, bảo mật không được đưa lên hệ thống. Điều này khiến quá trình thúc đẩy phát triển dịch vụ công bị cản trở, không được hiệu quả.
LINKSAFE - Giải pháp an ninh mạng thông minh đến từ Lancs Networks
Lancs Networks ra đời để giải quyết những vấn đề trên. Lancs Networks kết hợp giữa sự sáng tạo, năng động và kinh nghiệm đưa ra giải pháp "Make in Viet Nam" giúp tự chủ công nghệ 100% và đã nhận được nhiều chứng nhận, giải thưởng.
Ông Nguyễn Văn Thành cầm trên tay một sản phẩm do Lancs chế tạo.
Lancs Networks đã đưa ra một triết lý công nghệ bao gồm xử lý mọi thứ đều sâu (Deep Processing) và tăng tốc (Acceleration). Theo đó, Lancs Networks đưa ra gồm 4 công nghệ lõi:
Lancs NOS: Hệ điều hành cho các thiết bị, giải pháp mạng, an ninh mạng, an toàn thông tin; cung cấp đầy đủ các tính năng mạng; được sử dụng để phát triển các thiết bị như Multilayer Switch, Router, Multimedia Gateway, NGFW, BSG và các giải pháp trên nền tảng SD-WAN & SASE. Dễ dàng tích hợp trên các dòng chip Intel, ARM khác nhau và các dịch vụ của đối tác thứ 3.
Lancs FPGA: Giải pháp công nghệ xử lý gói tin tốc độ cao ứng dụng công nghệ FPGA (từ lớp 2 đến lớp 7), cho phép tăng tốc chuyển tiếp nhiều lớp, lọc sâu gói tin, phân tích, mã hoá, DPL,...được sử dụng để phát triển các thiết bị đảm bảo an toàn, tự chủ mức IC, và tăng tốc cho các ứng dụng cao cấp như AI, IPSec/TLS/SSL, 5G, chuyển tiếp gói tin với độ trễ cực thấp.
Lancs AI: Lancs AI là giải pháp sử dụng AI để đảm bảo an toàn truyền tin và phát hiện hầu hết các loại tấn công mạng.
Lancs TRUST: Lancs Trust dựa trên nền tảng Zero-trust cung cấp đầy đủ các xác thực từ người dùng, ứng dụng, kết nối đảm bảo định danh liên tục. Lancs Trust được tích hợp nhiều công nghệ xác thực bao gồm SmartCard, Token tích hợp trên Lancs NOS và tăng tốc với Lancs FPGA.
Triết lý công nghệ Lancs Networks
Dựa trên nền tảng đó, Lancs Networks đã phát triển giải pháp LINKSAFE với 4 thành phần bao gồm:
LINKSAFE Cloud :Hệ thống xử lý các dịch vụ mạng đảm bảo làm việc mọi nơi, mọi lúc;
LINKSAFE Edge: thiết bị phần cứng;
LINKSAFE Agent: đảm bảo đi đâu cũng được bảo vệ,
LINKSAFE App/Web: giao diện sử dụng thân thiện. Công ty đã đưa ra các sản phẩm công nghệ phần cứng như Secure WiFi, Smart Router, Multilayer Switch được nghiên cứu, chế tạo tại Việt Nam.
Đặc biệt, thiết bị Edge Computing giúp LINKSAFE tích hợp các sản phẩm dịch vụ như AI Vision, nén và lưu trữ dữ liệu, bảo mật đa phương tiện của đối tác thứ ba.
Thách thức đối với công ty sản xuất Make in Viet Nam
Trong quá trình sản xuất thiết bị, cộng đồng nhà máy sản xuất quá xa dẫn đến chuỗi cung ứng tại Việt Nam còn yếu kém. Điều này dẫn tới hệ quả là chi phí sản xuất các nhà máy nội địa cao hơn các nhà máy ở Trung Quốc, Đài Loan, thậm chí cao hơn các nhà máy Trung Quốc, Đài Loan tại Việt Nam khi cùng sản xuất một sản phẩm. Sự chênh lệch chi phí này khiến việc sản xuất sản phẩm công nghệ “Make in Viet Nam” trở nên khó cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, tâm lý người Việt nghi ngờ hàng Việt là một cản trở lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam khi mà các sản phẩm không được thị trường đón nhận.
Giảm chi phí và nâng cao năng lực sản xuất là điểm quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, điện tử, công nghệ Việt Nam. Ảnh: T.L
Theo định nghĩa “Make in Viet Nam” với ngành hàng điện tử quy định phần cứng “Make in Viet Nam” thì khâu hàn ráp bắt buộc ở Việt Nam. Trong khi thực tế một sản phẩm thiết bị mạng của doanh nghiệp này, chi phí phần cứng so với phần mềm rẻ hơn rất nhiều, chỉ chiếm 10-20% giá trị. Vậy liệu có thay đổi được định nghĩa “Make in Viet Nam” hay không. Ngoài ra, một thách thức lớn đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm “Make in Viet Nam” là tâm lý bị đối xử. Nếu như các doanh nghiệp trong nước phải chịu các thủ tục phức tạp thì các doanh nghiệp nước ngoài được ưu đãi miễn giảm dẫn đến việc tiếp cận thị trường khó khăn hơn. Trong khi mong muốn cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là bán được hàng, cả ở thị trường Việt Nam cho đến quốc tế với đơn vị hàng chục triệu bộ.
Vì vậy quy định “Make in Viet Nam” nên cởi mở hơn để tạo ra cơ hội hợp tác nhằm tạo ra các sản phẩm có thể cạnh tranh được tạo ra một sân chơi cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp công nghệ trên thế giới. Đồng thời, cơ quan nhà nước cần có biện pháp kết nối các doanh nghiệp lại với nhau tạo thành một kênh dẫn, chuỗi cung ứng cho việc phát triển của doanh nghiệp số Việt Nam trong tương lai.