Sinh viên đòi bồi thường học phí vì tài liệu giảng dạy 'đậm mùi' ChatGPT
OpenAI lo ngại về việc người dùng 'yêu' ChatGPT, cảnh báo rủi ro xã hội CEO của Google nhấn mạnh những thách thức trước sự phát triển nhanh chóng của AI AI đang cải thiện hay thay thế giáo dục? |
![]() |
Sinh viên đòi bồi thường học phí vì tài liệu giảng dạy 'đậm mùi' ChatGPT. |
Giáo sư bị tố "lạm dụng" AI, sinh viên đòi lại học phí
Ella Stapleton, sinh viên năm cuối tại Đại học Northeastern (Mỹ), đã phát hiện tài liệu giảng dạy của giáo sư mình chứa nhiều dấu vết rõ ràng cho thấy được tạo ra bởi công cụ AI ChatGPT. Theo New York Times, Stapleton tình cờ phát hiện trong ghi chú bài giảng có đoạn lệnh yêu cầu ChatGPT “mở rộng tất cả các lĩnh vực, chi tiết và cụ thể hơn”, một dấu hiệu thường thấy khi người dùng trò chuyện với AI.
Khi kiểm tra kỹ, cô nhận thấy tài liệu này mắc nhiều lỗi sai cơ bản như lỗi chính tả, văn bản méo mó, thông tin thiếu chính xác và hình ảnh minh họa sai lệch – tất cả đều là “đặc sản” của các văn bản chưa qua kiểm duyệt do AI tạo ra.
Bức xúc trước sự thiếu chuyên nghiệp này, Stapleton đã yêu cầu hoàn lại 8.000 USD học phí – một con số không nhỏ với sinh viên. Mặc dù yêu cầu này bị từ chối sau khi cô tốt nghiệp, vụ việc đã buộc giáo sư phải thừa nhận sai sót và sửa lại tài liệu giảng dạy.
Trường đại học siết quy định với nội dung do AI tạo
Sau vụ việc, Đại học Northeastern đã ban hành quy định mới yêu cầu giảng viên phải ghi rõ nguồn và kiểm tra kỹ các nội dung được tạo bởi AI. Trường cũng nhấn mạnh vai trò của giám sát con người trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là khi công nghệ AI ngày càng phổ biến.
Không chỉ tại Northeastern, các trường đại học khác cũng bắt đầu đối mặt với thách thức tương tự. Một sinh viên tại Đại học Southern New Hampshire đã phải chuyển trường sau khi phát hiện giáo sư để lại các nhận xét bài luận có dấu hiệu “đậm mùi” ChatGPT, bao gồm các câu văn trôi chảy đến mức không tự nhiên và những nhận định không hề liên quan đến nội dung bài làm.
Trong khi nhiều giáo sư bị chỉ trích vì dựa dẫm vào AI, thì chính sinh viên cũng đang lạm dụng công nghệ này để “qua môn” một cách dễ dàng. Từ việc tạo dàn ý, viết luận, đến trả lời câu hỏi trắc nghiệm – ChatGPT và các công cụ tương tự đang dần trở thành “trợ lý học tập” không chính thức cho hàng triệu sinh viên.
Nhiều giáo viên phản ánh họ thường xuyên bắt gặp những bài làm với văn phong quá trôi chảy, thông tin sai lệch hoặc thậm chí cả những câu như “Là một AI, tôi được lập trình để…” – dấu hiệu cho thấy người học đã sao chép nguyên văn từ chatbot mà không đọc lại.
Một sinh viên tại Utah còn thẳng thắn thừa nhận: “Đại học bây giờ chỉ là xem tôi dùng ChatGPT giỏi đến đâu.”
Hệ lụy: Mất tư duy phản biện, học sinh "quên" cách học
Không dừng lại ở gian lận học thuật, việc phụ thuộc vào AI đang làm xói mòn nghiêm trọng kỹ năng tư duy phản biện và khả năng học tập thực chất của học sinh, sinh viên. Một giáo viên tiếng Anh từng gây “bão” mạng xã hội với video chia sẻ rằng học sinh của cô không thể đọc hiểu văn bản đơn giản nếu không có phần mềm hỗ trợ đọc to. Thậm chí, nhiều em còn dùng AI để trả lời... câu hỏi mang tính quan điểm cá nhân.
Dù nhiều giảng viên cho rằng họ có thể phân biệt bài làm do AI viết, một nghiên cứu tại Anh đã chỉ ra thực tế phũ phàng: chỉ 3% bài tập do AI tạo ra bị phát hiện. Tức là phần lớn các bài làm nhờ AI vẫn qua mặt được giảng viên - và hệ thống giáo dục - một cách dễ dàng.
Câu chuyện tại Đại học Northeastern chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy giáo dục đang đứng trước ngã rẽ lớn khi trí tuệ nhân tạo len lỏi vào mọi ngóc ngách lớp học. Nếu không có những quy định chặt chẽ và sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy, môi trường học thuật có thể bị phá vỡ bởi chính những công nghệ vốn được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng giáo dục.
Có thể bạn quan tâm


Ngành khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh dẫn đầu xu hướng việc làm đến 2030
Giáo dục số
Gen Z mong muốn được đồng hành thay vì kiểm soát trong môi trường số
Chuyển đổi số
Ra mắt bộ sách DeepSeek: Giải pháp phổ cập AI ứng dụng cho mọi lĩnh vực
Giáo dục số