Tỉ phú Bill Gates lạc quan về AI mặc dù tài sản đang giảm dần
"Tôi có quá đủ tiền để chi tiêu cho bản thân mình", ông Gates chia sẻ và thêm rằng ông đang cố gắng hạ vị trí của mình trong danh sách người giàu và sẽ tự hào khi rơi khỏi danh sách này. Gates Foundation, quỹ từ thiện của ông, đã đặt mục tiêu quyên góp 9 tỷ USD hàng năm cho đến năm 2026, với việc ông Gates dự kiến sẽ tặng hết toàn bộ tài sản của mình trong khoảng 20 năm.
Tính đến thời điểm phát biểu, tài sản của tỉ phú Bill Gates trị giá 140 tỷ USD, đưa ông trở thành người giàu thứ tư trên thế giới. Ông Gates và bà Melinda French Gates, cùng là người đồng sáng lập Microsoft và cũng là vợ cũ của ông, đã cam kết quyên góp phần lớn tài sản cho Gates Foundation và các nỗ lực từ thiện khác.
Trong khi nói về trí tuệ nhân tạo (AI), ông Gates thể hiện quan điểm lạc quan, dự đoán rằng AI sẽ biến đổi cuộc sống của con người trong vòng 5 năm tới. Ông nhấn mạnh rằng lịch sử đã chứng minh mọi công nghệ mới đều gây ra sự lo ngại, nhưng cũng mở ra cơ hội mới.
Ông Gates cho rằng AI sẽ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt trong việc hỗ trợ các bác sĩ giảm bớt công việc giấy tờ, một phần công việc mà họ không thích. Ông tin rằng AI sẽ truy cập thông qua điện thoại hoặc máy tính cá nhân kết nối Internet mà không cần nhiều phần cứng mới.
Cũng theo ông, những cải tiến với ChatGPT-4 của OpenAI là rất đáng kể vì nó về cơ bản có thể đọc và viết, do đó, nó gần giống như một nhân viên văn phòng, giúp đưa ra lời khuyên về sức khỏe, giúp lập trình, để trợ giúp với các cuộc gọi hỗ trợ kỹ thuật. Ông nói rằng việc kết hợp công nghệ đó vào lĩnh vực giáo dục hoặc y tế là điều “tuyệt vời”.
Microsoft hiện có hợp đồng hợp tác trị giá hàng tỷ đô la với OpenAI. Và ông Gates vẫn là một trong những cổ đông lớn nhất của Microsoft.
“Mục tiêu của Gates Foundation là đảm bảo khoảng cách giữa việc làm lợi cho các quốc gia nghèo khó với các quốc gia giàu có ngày càng thu hẹp”, ông Gates nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos. “Xét cho cùng, tình trạng thiếu bác sĩ và giáo viên ở châu Phi trầm trọng hơn ở phương Tây”.