FPT tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa về giáo dục và đào tạo nhân lực

FPT tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa về giáo dục và đào tạo nhân lực

Tuần thứ 2 của tháng 7 vừa kết thúc cũng đã ghi dấu một tuần đầy sôi động của Tập đoàn FPT với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc biệt là trong mảng giáo dục và đào tạo nhân tài. 

FPT đã có một tuần đầy sôi động với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc biệt là về giáo dục và đào tạo nhân lực

Đầu tiên là sự kiện thành lập Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam - Nhật Bản (VADX Japan) tại Tokyo. Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác lĩnh vực công nghệ số giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế hai quốc gia.

Được biết, sự kiện có sự tham dự của Đại sứ Đặc mệnh Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu; Công sứ Nguyễn Đức Minh cùng đại diện các Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình và lãnh đạo các hội người Việt Nam tại Nhật Bản.

Mục tiêu của Hiệp Hội Chuyển Đổi Số Việt Nam - Nhật Bản (VADX Japan) là đạt tổng doanh thu của các doanh nghiệp CNTT Việt Nam tại Nhật đạt 150 tỷ yên (1 tỷ USD) vào năm 2025 và 1.000 tỷ yên (7 tỷ USD) năm 2033. Bên cạnh đó, VADX Japan cũng được kỳ vọng sẽ trở thành cầu nối chiến lược, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia trong lĩnh vực công nghệ số, đồng thời tăng tốc và nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển đổi số nhằm đóng góp vào sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội.

FPT đã có một tuần đầy sôi động với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc biệt là về giáo dục và đào tạo nhân lực

Cũng trong tuần qua, Tập Đoàn FPT đã trao 240 suất học bổng trị giá 70% học phí toàn cấp học cho toàn bộ học sinh khóa đầu tiên nhập học vào FPT School Thanh Hoá. Trong đó, lớp 1 bao gồm 60 suất; lớp 2 gồm 30 suất; lớp 6 gồm 60 suất; lớp 7 gồm 30 suất; lớp 10 gồm 60 suất. Tổng giá trị quỹ học bổng lên tới hơn 43 tỷ đồng.
Kể từ khi hiện diện tại Thanh Hoá, FPT Schools đã liên tiếp mang đến những hoạt động ý nghĩa, trải nghiệm đa dạng cho phụ huynh và học sinh thông qua hàng loạt hội thảo, sự kiện như: Thanh Hoá Talent Show, Hội thảo Hiểu đúng - Quyết định đúng, ngày hội trải nghiệm Experience Space, Tọa đàm hỏi đáp trực tuyến giữa Ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh…

Với lợi thế là trường học nằm trong lòng tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, học sinh FPT Schools được thừa hưởng những thế mạnh nổi bật của Tập đoàn FPT, được trải nghiệm phương pháp học tập xen lẫn thực hành, xây dựng hành trang đầy đủ để tự tin bước vào thời đại công nghệ mới. Bên cạnh chương trình đào tạo theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, FPT Schools còn tích hợp các chương trình tăng cường hiện đại nhằm giúp cho học sinh phát triển toàn diện như chương trình tiếng Anh chuẩn quốc tế; chương trình STEM, Tin học và Công nghệ 4.0; chương trình phát triển cá nhân; chương trình giáo dục thể chất.


Đầu tiên là sự kiện thành lập Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam - Nhật Bản (VADX Japan) tại Tokyo. Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác lĩnh vực công nghệ số giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế hai quốc gia.

Cũng trong khuôn khổ hỗ trợ nhiều hơn nữa cho giáo dục và đào tạo nhân tài, FPT Software đã trao 21 suất học bổng trị giá 46.000 USD cho các du học sinh tại đến Nhật Bản. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Go Japan - chương trình hợp tác của FPT Software với các trường đại học hàng đầu như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Phenikaa, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học FPT...  Chương trình nhằm mang đến cho sinh viên các trường khối kỹ thuật cơ hội tiếp cận với môi trường giáo dục và làm việc tiên tiến tại Nhật Bản. Với mức học bổng lên đến 100%, hỗ trợ chi phí sinh hoạt và đi lại, sinh viên được tham gia chương trình đào tạo kéo dài 1,5 tháng tại Nhật Bản, bao gồm nâng cao trình độ Tiếng Nhật và thực tập dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia CNTT hàng đầu châu Á tại FPT Japan (chi nhánh FPT Software tại Nhật Bản). 

Học bổng được thiết kế dành cho sinh viên các ngành Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Kỹ thuật Phần mềm, Điện tử Viễn thông, Tự động hóa và Cơ điện tử, dự kiến tốt nghiệp vào năm 2024 hoặc 2025. Ứng viên nhận được học bổng là những cá nhân tài năng đáp ứng được các tiêu chí xét chọn dựa trên thành tích học tập tại trường, năng lực tiếng Nhật, đạt kết quả cao trong các cuộc thi học thuật và nghiên cứu khoa học, đồng thời phải trải qua 4 vòng xét tuyển gồm: Hồ sơ, năng lực tiếng Nhật, đánh giá kỹ năng chuyên môn và phỏng vấn trực tiếp với chuyên gia từ FPT Software. 

Chia sẻ về tiềm năng của thị trường lao động tại Nhật Bản, ông Đỗ Văn Khắc - Phó Tổng Giám đốc FPT Software kiêm Tổng Giám đốc FPT Japan cho biết: “Nhật Bản là thị trường trọng điểm của FPT Software. Trong tương lai, FPT Japan mong muốn lọt vào Top 10 các công ty IT tại Nhật Bản và đặt mục tiêu đạt 1 tỷ USD vào năm 2027. Để làm được điều này, chúng tôi cần một lực lượng lớn những tài năng IT trẻ tại thị trường này, dự kiến tuyển mới 1.200 người riêng trong năm 2024. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng các trường đại học để tăng cường nhân sự IT thành thạo tiếng Nhật trong thời gian tới, bởi đây là tiêu chí tối quan trọng, đặt nền móng cho những ai muốn chinh phục sự nghiệp tại thị trường Nhật Bản.”

Đầu tiên là sự kiện thành lập Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam - Nhật Bản (VADX Japan) tại Tokyo. Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác lĩnh vực công nghệ số giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế hai quốc gia.

Một trong những Hội thảo đáng chú ý nhất trong tuần qua đó chính là Hội thảo “Tương lai ngành bán dẫn Việt Nam”.  Hội thảo với nội dung “Cơ hội và kỳ vọng giữa Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới” diễn ra vào ngày 9/7 vừa qua tại Tokyo, Nhật Bản chính là lời giải cho vấn đề lớn, đó chính là “Nhật Bản là hợp tác với ai?”.

“Chúng ta có thể xây dựng nhà máy ở Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, nhưng dù xây ở đâu chúng ta cũng thiếu nguồn nhân lực. Trong ngành bán dẫn, AI, nhân lực chủ chốt là những người có cùng văn hóa ăn đũa. Việt Nam mỗi năm có 1 triệu thanh niên tham gia vào lực lược lao động, đây là lợi thế lớn. Bên cạnh đó, thanh niên Việt Nam có khát vọng tiến lên, mong muốn đổi đời. Nhật Bản cần 1.000 người làm AI, ngành bán dẫn Việt Nam có 1.000 người, muốn 1 vạn người Việt Nam có 1 vạn người”, ông Trương Gia Bình khẳng định.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng chia sẻ nhiều chủ đề quan trọng như: các chính sách bán dẫn của Nhật Bản, sự hấp dẫn của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, tình hình và triển vọng của ngành bán dẫn tại Châu Á, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực này, cũng như lợi thế và tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu. 

Đồng thời, Hội thảo cũng mở ra diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam và mở ra những cơ hội hợp tác trong tương lai trong bối cảnh hợp tác với đối tác chiến lược Nhật Bản và các quốc gia trong khu vực Châu Á.

Đầu tiên là sự kiện thành lập Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam - Nhật Bản (VADX Japan) tại Tokyo. Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác lĩnh vực công nghệ số giữa Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế hai quốc gia.

Cũng nằm trong chương trình chú trọng đến đào tạo Nhân lực, FPT và Udemy đã ký kết hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa học tập và nâng cao kỹ năng cho nguồn nhân lực của FPT trên nền tảng Udemy, với sự đồng hành của FUNiX.

Theo đó, Udemy sẽ cung cấp cho FPT đa dạng lựa chọn khóa học, với mục tiêu giúp hàng chục nghìn cán bộ nhân viên Tập đoàn tiếp cận và trải nghiệm các khóa học tập chất lượng tại một trong những nền tảng đào tạo trực tuyến hàng đầu thế giới, phù hợp với chiến lược học tập suốt đời của Tập đoàn.

Người học có thể truy cập thông qua website và ứng dụng di động Udemy Business giúp việc học diễn ra linh hoạt, thuận lợi, bám sát các yêu cầu của tổ chức. Bên cạnh các khóa học tiêu chuẩn với nhiều nội dung đa dạng, nhân viên FPT tại Nhật Bản và Hàn Quốc dự kiến còn được Udemy cung cấp bộ sưu tập khóa học cao cấp bằng tiếng Nhật và tiếng Hàn.

Các chương trình đào tạo nội bộ của FPT gồm các hoạt động đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng như đào tạo tân binh, đào tạo cán bộ công nghệ, đào tạo bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, đào tạo lực lượng cán bộ kế cận, chương trình đào tạo phát triển bản thân, đào tạo cán bộ cốt cán, chương trình 72h trải nghiệm... Riêng trong năm 2023, Tập đoàn đã đầu tư 187,3 tỷ đồng cho các hoạt động đào tạo, với gần 852.000 lượt cán bộ nhân viên được đào tạo.

"Tập đoàn FPT thành lập Học viện FPT với mục tiêu đưa FPT thành tổ chức học tập", bà Trịnh Thu Hồng - Giám đốc Học viện FPT cho biết thêm: “FPT và Udemy đã trở thành đối tác từ năm 2021 và học được nhiều từ nhau. FPT tin tưởng rằng Udemy là người bạn đồng hành, một đối tác tốt, có thể chia sẻ và cùng phát triển trên con đường phía trước.”

Đại diện phía đối tác, ông Alan Malcolm - Giám đốc Hợp tác Chiến lược của New Venture tại Udemy khẳng định: "FPT được biết đến không chỉ với những công nghệ, dịch vụ chất lượng mà còn hỗ trợ nhân viên học hỏi dù họ ở đâu trên thế giới, gây ấn tượng trên hành trình toàn cầu hóa. Với sự tương đồng về tầm nhìn, tư tưởng, Udemy kỳ vọng hợp tác sẽ nỗ lực mang lại kết quả học tập tích cực cho FPT và tất cả cán bộ, nhân viên tập đoàn".