Nhân tài AI Trung Quốc tạo dấu ấn toàn cầu, Không chỉ là mô hình, mà là ứng dụng
![]() |
Các nhà phân tích từ lâu đã dự đoán lợi thế AI của Trung Quốc có thể nằm ở các ứng dụng hơn là mô hình. |
Sự kiện ra mắt chính thức của Lovart - công cụ AI tạo hình ảnh thương hiệu vào hôm qua đã đánh dấu thêm một bước tiến trong chiến lược toàn cầu hóa của các công ty khởi nghiệp công nghệ có gốc gác Trung Quốc. Ứng dụng này cho phép người dùng tạo logo, nhãn dán và các thiết kế bằng AI, với phiên bản mới tích hợp tính năng “ChatCanvas” đã giúp người dùng dễ dàng chỉnh sửa bằng hình ảnh thay vì chỉ văn bản.
Khởi nguồn từ Trung Quốc, bứt phá tại thung lũng Silicon
Melvin Chen, nhà sáng lập Lovart, từng là người phụ trách hoạt động của CapCut - ứng dụng chỉnh sửa video nổi tiếng của ByteDance tại Trung Quốc, hiện đang đứng đầu danh mục ứng dụng ảnh và video tại Mỹ. Giờ đây, anh chuyển đến San Francisco để xây dựng một nền tảng AI phục vụ thị trường phương Tây ngay từ đầu.
“Chúng tôi sẽ tập trung vào Bắc Mỹ như bước đầu tiên”, Chen nói. Lovart hiện đã có hơn 800.000 người dùng từ 70 quốc gia trong giai đoạn thử nghiệm và kỳ vọng sẽ cán mốc 1 triệu người dùng trong tuần tới.
Tuy nhiên, Lovart hiện chưa có kế hoạch ra mắt tại Trung Quốc, do phụ thuộc vào các mô hình AI như Claude 4 của Anthropic và nền tảng OpenAI và cả hai đều không khả dụng trong môi trường kiểm soát chặt chẽ của Bắc Kinh.
Trung Quốc: Tập trung vào ứng dụng, không chạy đua “mô hình thông minh nhất”
Trái với Mỹ, nơi các công ty lớn như OpenAI, Google và Microsoft đầu tư mạnh vào các mô hình AI quy mô siêu lớn thì các nhà phân tích nhận định rằng lợi thế chiến lược của Trung Quốc sẽ đến từ các ứng dụng AI phổ biến, đặc biệt là khi quốc gia này có hệ sinh thái tiêu dùng internet sôi động, từ video ngắn, thương mại điện tử đến giao đồ ăn.
Các ứng dụng AI Trung Quốc đã bắt đầu tạo dấu ấn quốc tế. Kling của Kuaishou và Vidu của Shengshu trong lĩnh vực tạo video AI, hay Manus trong mảng tác vụ tự động, đều đã thu hút lượng người dùng quốc tế đáng kể trong 18 tháng qua.
“Các nhóm phát triển AI Trung Quốc đang tăng ảnh hưởng trên toàn cầu, nhờ tài năng kỹ thuật tập trung, văn hóa phát triển linh hoạt và các chính sách hỗ trợ thương mại hóa mạnh mẽ”, Charlie Dai, Phó Chủ tịch của Forrester, nhận định.
Ông cho biết, các công ty Trung Quốc nổi bật nhờ khả năng đào tạo mô hình tiết kiệm chi phí và lặp lại sản phẩm nhanh, đồng thời ưu tiên khả năng truy cập mã nguồn mở, điều khiến họ cạnh tranh hiệu quả hơn với các đối thủ Mỹ.
Nguồn mở và AI giá rẻ: Lối đi riêng của Trung Quốc?
Trên nền tảng thử nghiệm mô hình AI Hugging Face, các mô hình nguồn mở từ Trung Quốc liên tục nằm trong nhóm phổ biến nhất.
Tính đến giữa tuần này, Kimi K2 một mô hình AI mã hóa mới và đang đứng đầu bảng xếp hạng, theo sau là Qwen3 của Alibaba. Trong lĩnh vực tạo ảnh 3D, Hunyuan của Tencent đang dẫn đầu. Điều này cho thấy mô hình AI Trung Quốc không chỉ bắt kịp về kỹ thuật mà còn vượt lên trong một số ngách ứng dụng cụ thể.
Trong bối cảnh đó, Chen xác định Lovart sẽ tập trung vào AI tạo hình ảnh và video, thay vì theo đuổi mô hình AI tổng quát. “AI là chiếc máy ảnh mới để ghi lại trí tưởng tượng của con người”, anh nói, cho biết startup của mình sẽ phát triển thông qua các cộng đồng thiết kế tại New York, Tokyo và châu Âu.
Ứng dụng này có phiên bản miễn phí, với gói trả phí lên tới 90 USD/tháng dành cho người dùng chuyên nghiệp.
Thế giới AI đang thay đổi: Không còn là ai thông minh hơn, mà là ai hữu ích hơn
Trong chuyến thăm Bắc Kinh tuần trước, CEO Nvidia Jensen Huang nhận xét rằng mô hình DeepSeek “niềm hy vọng AI” của Trung Quốc đã được người dùng toàn cầu tải về để sử dụng cục bộ. Ông cho rằng cuộc đua AI toàn cầu đang chuyển hướng.
“Tôi nghĩ rằng theo thời gian, mô hình nào thông minh nhất sẽ ngày càng ít quan trọng hơn”, Huang nói. “Cái quan trọng là mô hình nào hữu ích nhất.” |
Hiện nay, ChatGPT của OpenAI vẫn là ứng dụng AI phổ biến nhất phương Tây, với 70 triệu người dùng hàng tháng tại Mỹ và 144,6 triệu tại châu Âu, theo số liệu của Sensor Tower. Gemini của Google xếp thứ hai, trong khi DeepSeek gây bất ngờ khi đứng thứ ba ở châu Âu, vượt qua cả Microsoft Copilot.
Có thể bạn quan tâm


Bosch Rexroth và IIC chung tay xây dựng nền tảng cho Công nghiệp 4.0
Nhân lực số
Người Việt đăng ký học AI tăng 400% trên Coursera
Giáo dục số
CEO Ford, Amazon cảnh báo trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng 50% việc làm toàn cầu
AI