TP.HCM mở rộng mô hình một cửa hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực
Ngày 28/5, tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm vận hành các mô hình “một cửa” hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới, đại diện ba cơ quan Liên Hợp Quốc gồm UN Women, UNICEF và UNFPA đã một lần nữa khẳng định cam kết đồng hành cùng TP.HCM trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ phụ nữ và trẻ em.
Ba trung tâm mới tại các bệnh viện tuyến đầu vừa được công bố, kỳ vọng mang lại môi trường an toàn, bao trùm hơn cho nạn nhân.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng phát biểu tại hội thảo. |
Phát biểu tại hội thảo, ông Matt Jackson Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh: “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em không chỉ là vi phạm quyền con người, mà còn là một ‘thuế ẩn’ ảnh hưởng đến y tế, kinh tế và hòa bình xã hội. Chấm dứt bạo lực giới không phải là chi phí, mà là nền tảng cho tăng trưởng bền vững".
Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng cho biết, trước thực trạng bạo lực diễn ra ở nhiều môi trường như gia đình, trường học, không gian công cộng và mạng xã hội, thành phố đang đẩy mạnh phối hợp liên ngành để triển khai các giải pháp hiệu quả, mang tính bền vững lâu dài.
![]() |
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt ba mô hình mới tại TP HCM. |
Từ những bài học, kinh nghiệm thực tiễn, UBND TP. Hồ Chí Minh đã công bố việc thành lập thêm ba Trung tâm một cửa tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng TP và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Đây là một bước đi quan trọng nhằm mở rộng tiếp cận dịch vụ tích hợp cho nhóm dễ bị tổn thương trong cộng đồng.
Được biết, các mô hình một cửa tại TP.HCM là một phần của Chương trình chung chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam, do Chính phủ Australia tài trợ và các tổ chức LHQ triển khai. Chương trình hướng đến xây dựng một mạng lưới dịch vụ toàn diện, dễ tiếp cận, lấy nạn nhân làm trung tâm và bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.
![]() |
Bắt đầu triển khai từ tháng 3/2023 tại Bệnh viện Hùng Vương, mô hình “một cửa” đã hỗ trợ 224 trường hợp phụ nữ và trẻ vị thành niên bị bạo lực. Mô hình này cung cấp miễn phí các dịch vụ thiết yếu như chăm sóc y tế, tư vấn tâm lý và pháp lý tại một địa điểm, giúp nạn nhân không phải đi qua nhiều đầu mối trong hệ thống phức tạp hiện nay.
Có thể bạn quan tâm


Sôi nổi Ngày hội 'Thanh niên công nhân - Lan toả năng lượng tích cực' năm 2025 tại Nghệ An
Cuộc sống số
Hà Nội phát động chiến dịch cao điểm hè tiết kiệm năng lượng 2025
Cuộc sống số
Góc nhìn đa chiều về ứng dụng nhắn tin Telegram bị chặn tại Việt Nam và giải pháp thay thế là gì?
Podcast