Trí tuệ nhân tạo - Thị trường nghìn tỉ đô trong thời gian tới
Khi AI tiếp tục thể hiện tiềm năng, mức độ tin cậy vào các hệ thống này thay đổi đáng kể giữa các khu vực pháp lý khác nhau, làm nổi bật bản chất phức tạp và đa diện của niềm tin vào công nghệ, mà thị phần của lĩnh vực này được dự đoán sẽ ngày càng tăng trong những năm tới.
AI đã có những bước tiến thần tốc
Theo dữ liệu mà Finbold thu được, tính đến năm 2023, giá trị ước tính của thị trường AI là 207,9 tỉ USD và được dự đoán sẽ tăng 788,64% để đạt 1.870 tỉ USD vào năm 2030 sau khi vượt ngưỡng 1.000 tỉ USD lần đầu tiên vào năm 2028, ở mức 1.060 tỉ USD.
Những bước tăng trưởng "thần tốc" chỉ trong thời gian ngắn của một số ứng dụng AI đã giúp gia tăng giá trị của thị trường này.
Ấn Độ đứng đầu trong số các quốc gia có mức độ tin cậy cao nhất đối với các hệ thống AI, với số điểm 75%. Trung Quốc đứng thứ hai với số điểm 67%, tiếp theo là Nam Phi ở vị trí thứ ba với số điểm 57%. Brazil đứng thứ tư với số điểm 56%, trong khi Singapore chiếm vị trí thứ năm với số điểm 45%. Mỹ đứng ở vị trí thứ sáu với số điểm là 40%.
Bất chấp số điểm tin cậy của các hệ thống AI khác nhau, thị phần công nghệ được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới, do nhiều yếu tố thúc đẩy.
Đáng chú ý, nhu cầu tự động hóa ngày càng tăng có thể sẽ làm tăng nhu cầu về các dịch vụ AI. Khi nhiều doanh nghiệp tìm cách tự động hóa các quy trình để giảm chi phí và tăng hiệu quả, các công cụ tự động hóa do AI cung cấp có thể giúp đạt được những mục tiêu này.
Hơn nữa, tính khả dụng ngày càng tăng của dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau có thể được tận dụng để phát triển các thuật toán AI tinh vi hơn và thúc đẩy tăng trưởng.
Hơn nữa, khi trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn, AI cũng được kỳ vọng sẽ mở rộng sang các ngành và trường hợp sử dụng mới. Các khoản đầu tư của chính phủ vào nghiên cứu và phát triển AI cũng như các quy định để đảm bảo việc sử dụng AI có đạo đức và trách nhiệm cũng có thể thúc đẩy tăng trưởng trong thị trường AI.
Sự tham gia của AI ngày càng sâu hơn vào đời sống con người
Sự tin tưởng vào các hệ thống AI phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh, ứng dụng hoặc trường hợp sử dụng cụ thể với sự thay đổi đáng kể được quan sát thấy ở các khu vực pháp lý khác nhau.
Bất chấp sự thay đổi này, AI đang cách mạng hóa công nghệ, thúc đẩy đổi mới nhanh chóng và chuyển đổi các ngành/dịch vụ bằng các công cụ dẫn đầu như ChatGPT.
Sự tham gia ngày một sâu hơn của các hệ thống trí tuệ nhân tạo là cơ sở để tạo giá trị cho sản phẩm công nghệ này.
Tuy nhiên, việc chấp nhận những thay đổi này phụ thuộc vào mức độ tin tưởng giữa các nhóm cộng đồng khác nhau. Đó là cơ chế trung tâm mà qua đó các định hướng khác có tác động đến việc áp dụng AI.
Nhìn chung, niềm tin vào các hệ thống AI có thể được quy cho một số yếu tố như lộ trình thể chế mà con người dựa vào các nguồn có thẩm quyền và quy trình thể chế để đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy của công nghệ.
Đồng thời, những lợi ích nhận thức được của AI có khả năng thúc đẩy niềm tin, trong khi sự không chắc chắn về tác động trong tương lai của AI thể là nguyên nhân dẫn đến sự nghi ngờ, gây lo ngại hơn về những rủi ro tiềm ẩn của AI.
Điểm tin cậy cao của Ấn Độ trong các hệ thống AI có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những yếu tố đóng góp đáng kể là việc quốc gia này chú trọng thúc đẩy hiểu biết về kỹ thuật số và tiến bộ công nghệ, giúp người dân hiểu biết nhiều hơn về AI.
Hơn nữa, Ấn Độ có ngành công nghệ phát triển mạnh mẽ với các công ty khởi nghiệp đi đầu trong việc phát triển các ứng dụng AI. Điều này có thể làm tăng niềm tin vào các hệ thống này.
Trung Quốc cũng đang nổi lên như trung tâm AI do bối cảnh công nghệ mạnh mẽ của nước này, tạo ra sự ảnh hưởng đến lòng tin. Các công ty Trung Quốc thống trị lĩnh vực này bằng cách phát triển các sản phẩm như công nghệ nhận dạng khuôn mặt và các trường hợp sử dụng AI khác. Việc Chính phủ Trung Quốc thu thập lượng dữ liệu khổng lồ cũng đang mang lại lợi ích cho các công ty AI với các hợp đồng của chính phủ.
AI cần được kiểm soát hơn bao giờ
Tuy nhiên, AI vẫn tiềm ẩn rủi ro và thách thức với những lo ngại về độ tin cậy của các hệ thống khác nhau, bao gồm dữ liệu, thuật toán và ứng dụng. Điều này đặc biệt đúng sau các sự cố của các nền tảng AI khác nhau được coi là thiên vị, phân biệt đối xử, thao túng hoặc bất hợp pháp.
Việc học máy cũng làm cho giá trị của ngành công nghiệp này trở nên giá trị hơn trên thị trường nhưng cũng đang tạo ra những thách thức đối với con người.
Để AI được chấp nhận hoàn toàn và những lợi ích của AI được hiện thực hóa, điều quan trọng là người dân phải tin tưởng rằng AI đang được phát triển và sử dụng một cách có trách nhiệm.
Theo hướng này, một số chuyên gia trong ngành công nghệ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các mối đe dọa có thể xuất hiện của công nghệ. Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk đã cảnh báo rằng nếu không được kiểm soát, các hệ thống AI có thể dẫn đến “sự hủy diệt nền văn minh”.
Duy trì niềm tin này là điều cần thiết để chấp nhận và áp dụng AI trong xã hội. Để đạt được điều này, các hệ thống AI phải được thiết kế và phát triển có trách nhiệm và minh bạch, đảm bảo không đi ngược lại các chuẩn mực xã hội.