Chỉ cần gõ từ khóa ChatGPT trên Google, chúng ta có ngay khoảng gần 600.000.000 kết quả chỉ sau 0,3 giây. Điều này đủ để thấy sức nóng của ChatGPT đối với cộng đồng người dùng như thế nào.
Tuy nhiên, dù nóng cỡ nào thì ChatGPT cũng chỉ là một phần của trí thông minh nhân tạo AI. Mà AI thì không hề mới.
Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia thì “Trong khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo hay AI (viết tắt của artificial intelligence), đôi khi còn được gọi là trí thông minh nhân tạo, là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Thông thường, thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo" thường được sử dụng để mô tả các máy móc (hoặc máy tính) có khả năng bắt chước các chức năng "nhận thức" mà con người thường phải liên kết với tâm trí, như "học tập" và "giải quyết vấn đề".
Cũng theo Wikipedia, Trí tuệ nhân tạo (AI) được thành lập như một môn học thuật vào năm 1956, và trong những năm sau đó đã trải qua nhiều làn sóng lạc quan, sau đó là sự thất vọng và mất kinh phí (được gọi là "mùa đông AI "), tiếp theo là cách tiếp cận mới, thành công và tài trợ mới.
Thực tế, ở thời đại ngày nay, khi mà công nghệ đã phát triển vượt bậc, trí tuệ nhân tạo đã hiện diện ở khắp mọi nơi trong đời sống con người, thì khi Chat GPT xuất hiện, con người vẫn chưa hết hoang mang và lo sợ. Người ta hoang mang về sự xâm chiếm của robot đối với đời sống con người như trong các bộ film khoa học viễn tưởng kiểu The Matrix hay StarWars. Người ta cũng lo sợ về sự thông minh quá đỗi của AI sẽ khiến con người bị mất việc làm, mất cơ hội kiếm tiền và nhiều lý do khác…
Tuy nhiên, chưa có bất cứ bằng chứng hay nghiên cứu nào khẳng định Trí tuệ nhân tạo có thể thay thế hoàn toàn con người, cả trong đời sống lẫn trong công việc. Bởi đơn giản con người sống, hoạt động, giao tiếp và đưa ra các quyết định dựa trên trí tuệ và cảm xúc. Điều này hoàn toàn khác với Trí tuệ nhân tạo, nơi robot hoạt động bằng máy móc và hoàn toàn không có cảm xúc trong đó.
Tính đến ngày nay, robot có thể thay thế con người ở rất nhiều việc, từ việc cần sức mạnh như cẩu kéo những vật quá to và quá nặng, cho đến việc cần sức bền như làm việc không cần nghỉ ngơi, cần sự nhỏ bé mà bàn tay con người không thể “tiến sâu” vào được như trong các cuộc phẫu thuật, hay những ngành nghề nguy hiểm như do thám, dò mìn, đào hầm….
Không chỉ những công việc quá sức tưởng tượng, AI còn hiện diện ở xung quanh chúng ta, qua từng thiết bị mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Dễ hình dung nhất có lẽ phải kể đến chiếc TV mà chúng ta xem hàng ngày. Nếu như trước kia TV chỉ đơn giản là một chiếc màn hình trình chiếu, thì ngày nay TV đã hoạt động như một cỗ máy tính độc lập, nó được trang bị cả vi xử lý để có thể xử lý các tác vụ nhanh hơn, học hỏi thói quen của người dùng để đưa ra nhiều gợi ý giúp mang lại cuộc sống tiện nghi và hiện đại.
Ví dụ ở dòng TV thế hệ mới của LG được trang bị bộ xử lý Alpha mới nhất, sử dụng công nghệ Deep Learning có hỗ trợ bởi AI, không chỉ mang đến chất lượng hình ảnh và âm thanh vượt trội, mà còn cùng với sự hỗ trợ từ OLED Dynamic Tone Mapping Pro và tính năng HDR Expression Enhancer (như một công nghệ xử lý hình ảnh dựa vào khả năng học sâu (deep learning) của trí thông minh nhân tạo, dòng TV mới này sẽ phát hiện và tinh chỉnh các đối tượng ảnh trên màn hình, tạo ra độ sắc nét sống động trong không gian 3 chiều.
Bên cạnh đó, nhờ khả năng học sâu, các dòng TV thế hệ mới ngày nay còn có thể nhắc tự động nhắc nhở hoặc mở chương trình mà bạn thường xuyên sử dụng. Hay với trẻ nhỏ thường xuyên xem film hoạt hình, thì thay vì phải tìm kiếm tên film hoặc đoạn film đang xem dở đó, TV sẽ đưa ra các gợi ý, hoặc lưu lại đoạn film mà trẻ đang xem gần nhất, để có thể xem lại ngay lập tức mà không cần tìm kiếm hoặc “lục tìm trí nhớ”. Thậm chí thông minh hơn nữa, chúng ta có thể tìm kiếm các thông tin về thời tiết, tỉ giá ngoại tệ, thông tin thời sự,… cho đến kiểm tra tình trạng hoạt động của tất cả các thiết bị gia dụng trong nhà thông qua TV chỉ bằng câu lệnh mà không cần tới remote hay điện thoại di động.
Một ví dụ điển hình khác của trí tuệ nhân tạo AI đó chính là đưa ra gợi ý về món ăn được tích hợp bên trong tủ lạnh thế hệ mới. Ví dụ như gia đình bạn thường xuyên sử dụng món kho, và rau luộc vào mỗi bữa tối, tủ lạnh sẽ gợi ý cho bạn biết bên trong tủ lạnh đang có sẵn thực phẩm gì, và bạn có thể chế biến ngay món ăn gì đó mà cả gia đình bạn đều thích.
Đơn giản hơn nữa là một chú robot hút bụi lau nhà, thiết bị gia dụng cực kỳ tiện ích, tiện nghi mà rất nhiều gia đình ở các thành phố đều đang sử dụng. Robot hút bụi lau nhà hoàn toàn “hiểu việc” mà không cần nhắc nhở, đúng thời gian đã định sẵn, nó sẽ tự động đi ra khỏi trạm sạc và làm việc của mình một cách cần mẫn, chu toàn, bảo đảm đạt yêu cầu, rồi lại tự động đi về trạm sạc mà người dùng không phải làm thêm bất cứ một động tác nào.
Thiết thực hơn, hữu ích hơn, bớt mang tính “giả tưởng” có thể kể đến công nghệ TurboWash™ 360 trên dòng tháp giặt sấy mới của LG. Cùng với hệ thống truyền động trực tiếp bằng trí tuệ nhân tạo AI DD™, dòng máy giặt này đảm bảo quần áo được giặt nhanh hơn, sạch hơn và bảo vệ sợi vải tốt hơn. Đây là dòng sản phẩm mới nhất vừa được LG giới thiệu ra thị trường, có kèm tính năng TurboWash™ 360 giúp “tự cân đong đo đếm” để cung cấp lượng nước đủ và đúng với khối lượng đồ bên trong lồng giặt, đồng thời sử dụng tối ưu lượng chất giặt xả mà vẫn bảo đảm thời gian giặt sấy để tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Ngoài việc tạo nên sự chuyên biệt hóa theo từng hành vi người dùng, các dòng sản phẩm mới của LG được trang bị ứng dụng ThinQ độc quyền, giúp người dùng có thể điều khiển các thiết bị gia dụng khác của LG một cách dễ dàng hơn, cũng như tiết kiệm thời gian chẩn đoán các vấn đề liên quan đến bảo hành và sửa chữa thiết bị.
Đáng chú ý, tại CES 2023 hồi tháng 1 vừa qua, LG còn trình diễn dòng sản phẩm gia dụng hoàn toàn mới được trang bị nền tảng LG ThinQ UP mới nhằm cá nhân hóa trải nghiệm người dùng cao cấp hơn. Theo đó, các sản phẩm tủ lạnh, máy giặt, máy sấy và các thiết bị bếp khác được trang bị nền tảng LG ThinQ UP sẽ liên tục cập nhật tính năng mới trong suốt vòng đời của sản phẩm, mang lại nhiều giá trị hơn cho người dùng nhờ vào sự thông minh của trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt hơn cả là người dùng sẽ không phải trả thêm bất cứ khoản chi phí nào cho tiện ích này, trong suốt thời gian sử dụng sản phẩm.
Đó là AI, là trí tuệ nhân tạo, là sự cải thiện chất lượng cuộc sống hết sức gần gũi và thiết thực để mang lại cuộc sống tiện nghi hơn cho người dùng mà hoàn toàn không “gây hại” gì cho chúng ta.
Được biết, LG sẽ tiếp tục dành những khoản đầu tư thích đáng vào việc phát triển trí tuệ nhân tạo AI để cảm ơn người dùng đã tin tưởng sử dụng các sản phẩm của hãng, giúp hãng đạt doanh số hơn 80.000 tỷ KRW vào cuối năm 2022 vừa qua, (tăng 12,9% so với năm 2021). Đồng thời đây cũng là cách để LG đi đầu trong xu hướng mới, xu hướng tất yếu giúp mở ra một kỷ nguyên mới về công nghệ trí tuệ nhân tạo.