ASUS ghi đấu hành trình tiên phong mang laptop AI đến người dùng Việt
Lenovo Việt Nam ra mắt loạt laptop AI thế hệ mới ASUS đa dạng hóa hệ sinh thái laptop AI bằng sản phẩm mới Vivobook S 14 Lenovo ra mắt loạt sản phẩm mới tại CES 2025 |
Năm 2024 khép lại với nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận của dòng laptop AI, khi mà các nhà sản xuất toàn cầu và các ông lớn trong ngành chip đã chính thức khởi động một chu kỳ đổi mới bằng loạt chip tích hợp NPU (Neural Processing Unit) chuyên cho các tác vụ AI. Trong năm 2025, dự kiến laptop AI sẽ chiếm 51% tổng lượng laptop xuất xưởng (Công ty nghiên cứu thị trường Gartner dự báo).
Tại thị trường Việt Nam, ASUS là thương hiệu đầu tiên mang chiếc laptop AI đạt chuẩn Copilot+ PC đến với người dùng. Có thể kể đến như ASUS Vivobook S 15 ra mắt vào tháng 7/2024 được trang bị vi xử lý Snapdragon X Elite của Qualcomm, Vivobook S 15 đã giúp ASUS tái định nghĩa các tiêu chuẩn về hiệu năng cũng như thời lượng pin của laptop Windows.
Sau đó không lâu, vivobook S 15 chính thức ra mắt với loạt laptop AI đầu tiên đạt Copilot+ PC, được trang bị vi xử lý Intel và AMD.
Cũng trong năm 2024, ASUS Zenbook S 14 với chip Intel® Core™ Ultra 7 (Series 2), và ROG Zephyrus G16 trang bị AMD Ryzen™ AI 9 HX 370 cũng đã chính thức được ra mắt, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.
Có thể nói, bằng loạt laptop AI mới, ASUS là nhà sản xuất tiên phong đưa các bộ vi xử lý với khả năng AI mới từ những ông lớn ngành bán dẫn về Việt Nam. Nhờ đó mà tính đến hết năm 2024, ASUS chiếm lĩnh 74% thị phần laptop AI tại Việt Nam.
Các dòng laptop đạt Copilot+ PC được ASUS ra mắt trong năm 2024 tại Việt Nam ứng dụng những con chip AI mới nhất từ các đối tác chiến lược Qualcomm, Intel và AMD |
Lợi ích nổi bật nhất mà laptop AI mang thương hiệu ASUS là thời lượng pin bền bỉ. Cụ thể, ở ASUS Zenbook S 14 có thể đạt đến 27 giờ sử dụng, ở vivobook S 15 là 18 giờ mà không cần sạc lại.
Rõ ràng, những con chip AI mới với Neural Processing Unit (NPU) đã giúp cải thiện hiệu quả năng lượng của laptop bằng cách tối ưu hóa các tác vụ liên quan đến AI, như webcam có chức năng theo dõi hoặc tách chủ thể ra khỏi khung hình, tạo hình ảnh, âm thanh hoặc thậm chí video từ câu lệnh, giao tiếp với máy tính bằng ngôn ngữ tự nhiên…
Việc sử dụng hiệu quả của CPU hoặc GPU mới này đã giúp giảm thiểu mức tiêu thụ điện năng. Đó là nhờ cách chuyển giao các tác vụ AI cho NPU, các bộ xử lý chính từ đó cũng hoạt động ở mức tiêu thụ điện thấp hơn, duy trì hiệu suất tối ưu trong khi vẫn tiết kiệm năng lượng. Thêm vào đó, NPU cho phép xử lý linh hoạt, điều chỉnh mức năng lượng sử dụng dựa trên từng tác vụ và đảm bảo rằng các tác vụ AI giúp tiết kiệm năng lượng được thực thi, kéo dài tuổi thọ pin mà không làm giảm hiệu suất.
Các NPU (Neural Processing Unit) cũng mang đến khả năng xử lý nhiều tác vụ AI trực tiếp trên laptop mà không cần kết nối đám mây, giúp giảm độ trễ và tăng cường bảo mật dữ liệu người dùng. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các dòng laptop doanh nghiệp như ASUS ExpertBook P5. Dòng Copilot+ PC này được trang bị bộ vi xử lý Intel® Core™ Ultra 7 (Series 2) cùng hệ thống bảo mật đa lớp tiên tiến, mang lại khả năng bảo vệ dữ liệu quan trọng, chống deepfake và đảm bảo an ninh tối ưu.
Với NPU, ASUS đã tận dụng phát triển và giới thiệu các ứng dụng AI offline độc quyền như StoryCube, Muse Tree hay AI Noise Cancelation; Adaptive Dimming and Lock…
Riêng dòng ExpertBook P5 còn sở hữu các ứng dụng AI được thiết kế cho doanh nghiệp như ExpertPanel, tích hợp toàn bộ tính năng AI vào một nơi giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, và AI ExpertMeet, đóng vai trò là trợ lý AI hỗ trợ ghi chép nội dung cuộc họp, chạy phụ đề và dịch lại ngôn ngữ đối tác trong thời gian thực. Tất cả các ứng dụng này đều chạy offline trực tiếp ngay trên thiết bị.
StoryCube tự động tổ chức và phân loại tệp bằng AI offline ngay trên laptop của ASUS |
“Tích hợp AI đã, đang và sẽ là xu hướng tất yếu của ngành laptop trong tương lai. Với hướng đi này, việc trang bị phần cứng hỗ trợ AI ngay từ bây giờ không chỉ giúp laptop đáp ứng tốt các yêu cầu hiện tại, mà còn đảm bảo khả năng thích nghi lâu dài cho một thiết bị mà đối với hầu hết mọi người là một khoản đầu tư lâu dài.” Ông Eric Lee, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á (Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào) của ASUS nhận định.
Không chỉ dừng lại ở những tiến bộ về AI, ASUS còn tỏa sáng trong thiết kế sản phẩm. Điển hình là mẫu Zenbook DUO với thiết kế hai màn hình cảm ứng Lumina OLED. Sản phẩm đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế về sáng tạo như CES Award và Good Design Awards.
Bên cạnh đó, Zenbook S 14 với thiết kế mỏng nhẹ chỉ 1,2kg và viền màn hình 1,1cm, là một sản phẩm được thiết kế cho lối sống hiện đại đề cao tính di động, phù hợp với môi trường làm việc và học tập kết hợp ngày càng phổ biến.
ASUS Zenbook Duo (2024) với thiết kế hai màn hình Lumina OLED đã được đưa vào bộ sưu tập cố định của Bảo tàng Henry Ford (viện bảo tàng tôn vinh những sáng tạo đổi mới của Hoa Kỳ) |
Và mới đây nhất tại CES 2025 ASUS tiếp tục giới thiệu những mẫu laptop AI mới ấn tượng hơn, khẳng định vị thế tiên phong trong việc ứng dụng những chip AI mới nhất từ Qualcomm, Intel và AMD.
Được biết, là một thị trường của khu vực, Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho những mẫu laptop AI này trong năm 2025.
“ASUS kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ người tiêu dùng Việt Nam, nơi nhu cầu về công nghệ cao và đổi mới liên tục gia tăng, từ đó góp phần định hình xu hướng tiêu dùng công nghệ tại khu vực Đông Nam Á.” Ông Eric Lee cho biết. |
Để mang laptop AI đến gần hơn với người dùng, ASUS đã hợp tác chiến lược với các nhà bán lẻ lớn trong nước là CellphoneS, Phong Vũ, An Phát, Hacom, Thế Giới Di Động để mở 8 trung tâm trải nghiệm AI (AI Innovation Hub) tại TP.HCM và Hà Nội. Những nơi này sẽ mang đến không gian chuyên biệt để người dùng có thể trực tiếp trải nghiệm miễn phí các tính năng trên các dòng laptop AI mới nhất.
ASUS mở rộng hơn nữa các trung tâm trải nghiệm AI tại Việt Nam |
Xuất hiện từ giữa năm 2024, các không gian này đón hàng chục nghìn lượt người dùng trẻ đến tham quan, khám phá. Các trung tâm này được thiết kế nhằm giúp laptop AI trở nên dễ tiếp cận và dễ hiểu hơn, là một trong những hoạt động ASUS đang tập trung phát triển hơn nữa trong năm 2025 để đảm bảo rằng công nghệ AI không chỉ tiên tiến mà còn được phổ biến rộng rãi để mọi người có thể tiếp cận.
Ngoài mảng máy tính cá nhân và doanh nghiệp, ASUS cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc hỗ trợ hệ sinh thái AI đang bùng nổ tại Việt Nam, mới đây nhất là hợp tác với FPT AI Factory trong xây dựng cơ sở hạ tầng AI tiên tiến. Việc tích hợp các máy chủ ASUS ESC N8-E11 vào FPT AI Factory đánh dấu một bước tiến đột phá trong việc thúc đẩy sự phát triển AI trong nước. Được trang bị Bộ xử lý Intel® Xeon® Scalable Thế hệ 5 và GPU NVIDIA H100 Tensor Core, các máy chủ này cho phép FPT AI Factory xử lý các khối lượng công việc tính toán phức tạp, góp phần đổi mới AI nội địa và tăng cường thúc đẩy AI có chủ quyền tại Việt Nam.
Chất liệu Ceraluminum™ trên ASUS Zenbook S 14 |
Và những nỗ lực cho cam kết về môi trường
Việc phổ cập tích hợp AI cũng như màn hình Lumina OLED vào hầu hết các dòng máy của hãng không chỉ dừng lại ở việc nâng cao hiệu suất thiết bị và trải nghiệm người dung, ASUS còn đặc biệt chú trọng đến phát triển bền vững.
Cụ thể, màn hình ASUS Lumina OLED với khả năng giảm 70% ánh sáng xanh có hại, duy trì chất lượng màu sắc tốt ở độ sáng thấp giúp giảm đáng kể lượng điện năng cần trong quá trình sử dụng. Kết hợp với ứng dụng AI để tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng và cải thiện quản lý nhiệt, người dùng từ đó sẽ giảm bớt việc phải cắm điện, ít tiêu thụ năng lượng trong suốt vòng đời sản phẩm, góp phần giảm carbon footprint (dấu chân carbon) của thiết bị. Những nỗ lực này phù hợp với mục tiêu rộng của hãng trong việc tạo ra các sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu của người dùng vừa thúc đẩy sự bền vững môi trường, minh chứng rằng đổi mới công nghệ có thể song hành với trách nhiệm.
Việc đưa dần các vật liệu tinh tế và thân thiện hơn với môi trường vào từng dòng sản phẩm cũng là một điểm chính mà ASUS luôn hướng tới. Ví dụ như chất liệu nhôm gốm Ceraluminum™ mà hãng độc quyền thiết kế và ra mắt trong năm 2024 là vật liệu 100% có thể tái chế, do nó không phải là một lớp phủ mà chính là một phần của nhôm gốc, hình thành từ lớp ôxít phát triển từ chính bề mặt nhôm khi nhôm được nhúng vào bể điện phân chứa nước tinh khiết và khoáng chất.
Ceraluminum™ nhẹ hơn 30% nhưng bền hơn gấp 3 lần so với hợp kim nhôm thông thường (nhôm anodized), giúp tạo ra những chiếc laptop siêu mỏng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn quân đội về độ bền. Tại Việt Nam, Ceraluminum™ hiện đã được áp dụng cho dòng Zenbook S 14 với trọng lượng chỉ 1,2kg và độ mỏng 1,1cm.
Năm 2024 khép lại, ghi dấu hành trình nhiều dấu ấn của ASUS |
Đồng thời, trong quy trình sản xuất hiện tại của mình, ASUS cũng dần được cải thiện nhanh chóng để đáp ứng cam kết này. Thương hiệu ứng dụng năng lượng tái tạo trong quy trình sản xuất, đồng thời cải tiến hệ thống quản lý thông minh dựa trên AI nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Năng lượng tái tạo hiện nay đã được ứng dụng vào 30% quy trình toàn cầu của hãng, với mục tiêu là 100% vào năm 2035. Ở khâu thiết kế, ASUS đang tăng cường và đặt mục tiêu 100% sử dụng vật liệu thân thiện môi trường trong các sản phẩm và bao bì đóng gói vào năm 2025.
Từ các dòng laptop AI tiết kiệm năng lượng đến việc sử dụng vật liệu bền vững trong quá trình sản xuất, ASUS tiếp tục tìm kiếm những cách thức mới để giảm thiểu tác động đến môi trường đồng thời cung cấp hiệu suất và trải nghiệm hàng đầu. Cam kết với sự bền vững này là một phần quan trọng trong tầm nhìn của ASUS cho tương lai, đảm bảo rằng mỗi sản phẩm được thiết kế với cả người dùng và hành tinh trong tâm trí.