Kết nối trực tiếp 5G với vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đầu tiên trên thế giới đã thành công
Keysight và MediaTek kết nối 5G thành công theo công nghệ RedCap |
Triển khai 5G phải dựa trên dữ liệu khách hàng |
10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024 |
Thành công kết nối trực tiếp 5G với vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO). |
Thành tựu này mở ra tiềm năng cách mạng hóa ngành viễn thông toàn cầu, hứa hẹn biến việc thiết lập kết nối trong không gian trở nên đơn giản như sử dụng điện thoại thông minh. Trong tương lai gần, công nghệ này sẽ nâng cao hiệu quả ứng phó khẩn cấp, cải thiện dịch vụ y tế vùng nông thôn và thúc đẩy hoạt động công nghiệp tại các khu vực hẻo lánh.
ESA và Telesat đã ký kết Biên bản ghi nhớ từ đầu năm, cho phép ESA tiếp cận vệ tinh LEO 3 của Telesat. Vệ tinh này đóng vai trò quan trọng trong việc thử nghiệm các ứng dụng yêu cầu độ trễ thấp và hỗ trợ nghiên cứu công nghệ ăng-ten hiện đại.
Nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ 5G của Công ty Amarisoft (Pháp) để thực hiện kết nối thành công khi vệ tinh di chuyển qua bầu trời, từ đường chân trời lên đến độ cao 38 độ rồi hạ xuống. Điểm đáng chú ý là kết nối 5G duy trì ổn định trong suốt quá trình này, chứng minh hiệu suất vượt trội trong điều kiện khắc nghiệt.
Đây là lần đầu tiên công nghệ 5G phi mặt đất (5G-NTN) được thử nghiệm thành công với vệ tinh LEO, vượt qua thách thức về tốc độ di chuyển cao và duy trì kết nối ổn định. Ông Alberto Ginesi, Trưởng phòng Hệ thống và Kỹ thuật viễn thông của ESA nhấn mạnh: "Thử nghiệm đột phá này minh chứng năng lực vượt trội của ESA trong phát triển công nghệ truy cập vệ tinh băng thông rộng."
Công nghệ này mở ra nhiều ứng dụng tiềm năng như phẫu thuật từ xa, vận hành xe tự lái, hỗ trợ ứng phó thảm họa và cung cấp internet tốc độ cao trên các chuyến bay. Đặc biệt, việc sử dụng tiêu chuẩn mở của 3GPP thay vì công nghệ độc quyền cho phép thiết bị di động trong tương lai có thể kết nối trực tiếp với vệ tinh, đơn giản hóa hệ thống viễn thông và giảm chi phí cơ sở hạ tầng mặt đất.