Khơi thông nguồn lực cùng doanh nghiệp chuyển đổi xanh
Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu lớn nhất của thế kỷ 21 và ngày càng tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Từ các hiện tượng thời tiết cực đoan cho đến khủng hoảng chuỗi cung ứng, mất an ninh năng lượng, an ninh lương thực - tất cả đều đang gióng lên hồi chuông cảnh báo... Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ khi tham dự Hội nghị COP26, với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
![]() |
Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim phát biểu khai mạc Hội thảo |
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim cho biết, chuyển đổi xanh không còn là khái niệm xa vời mà đã trở thành yêu cầu sống còn với cộng đồng doanh nghiệp trong kỷ nguyên phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam mạnh dạn đầu tư vào năng lượng tái tạo, công nghệ sạch, mô hình kinh tế tuần hoàn và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững. Những doanh nghiệp này không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn mở rộng thị trường, thu hút dòng vốn quốc tế và góp phần xây dựng thương hiệu Việt trên trường toàn cầu.
Tuy nhiên, ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp cả nước - vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong hành trình chuyển đổi xanh.
Khảo sát từ các hiệp hội và tổ chức phát triển cho thấy, doanh nghiệp rất quan tâm đến phát triển bền vững, nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức, chưa thể triển khai chiến lược xanh một cách bài bản. Những rào cản lớn nhất bao gồm: Thiếu vốn đầu tư ban đầu, thiếu công nghệ phù hợp, thiếu nhân lực chất lượng cao, thiếu thông tin cập nhật và đặc biệt là thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ.
Việc chưa có các quy định rõ ràng về tiêu chí, phân loại hoạt động xanh, hay khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh về thị trường carbon, chứng chỉ xanh... cũng khiến doanh nghiệp gặp khó trong việc lập kế hoạch và tiếp cận các dòng vốn bền vững.
![]() |
Diễn đàn "Khơi thông nguồn lực cùng doanh nghiệp chuyển đổi xanh" nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi xanh |
Trong khi đó, sức ép từ thị trường quốc tế ngày càng gay gắt. Các thị trường xuất khẩu lớn như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đang áp dụng hàng loạt rào cản kỹ thuật xanh như thuế carbon xuyên biên giới (CBAM), yêu cầu về truy xuất nguồn gốc nguyên liệu bền vững, và tuân thủ bộ tiêu chí môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp (ESG). Nếu không kịp thời chuyển đổi, doanh nghiệp Việt Nam có thể bị giảm sức cạnh tranh, thậm chí bị loại khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tại Diễn đàn, các đại biểu, chuyên gia đã cung cấp thông tin về các xu hướng và chính sách hỗ trợ chuyển đổi xanh; chia sẻ những khó khăn thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp trải qua trong quá trình chuyển đổi xanh. Các giải pháp được thảo luận, đó là thúc đẩy việc tạo dựng các mô hình hợp tác công – tư; tạo ra các cơ hội để doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hợp tác xây dựng các sáng kiến xanh, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng xanh.
Cung cấp thông tin về các xu hướng và chính sách hỗ trợ chuyển đổi xanh. Cập nhật các thông tin cập nhật về các xu hướng và chính sách toàn cầu cũng như trong nước liên quan đến chuyển đổi xanh. Các chính sách hỗ trợ của chính phủ, các sáng kiến quốc tế và các quỹ tài trợ cho chuyển đổi bền vững.
Cung cấp giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng cách chia sẻ các mô hình của các doanh nghiệp đã thành công trong chuyển đổi xanh chia sẻ các chiến lược, mô hình và bài học thực tế. Điều này giúp các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi hiểu rõ hơn về các bước đi, thách thức và cách vượt qua các rào cản khi thực hiện chuyển đổi bền vững.
Có thể bạn quan tâm


Hạ tầng số Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Viễn thông - Internet
Co-opBank khẳng định vai trò ngân hàng của các quỹ tín dụng nhân dân
Kết nối sáng tạo
Cùng Bosch Việt Nam lan tỏa tinh thần sống khỏe
Kết nối sáng tạo