Nâng cao chất lượng giáo dục từ cách tiếp cận lịch sử quốc gia và toàn cầu
Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử Thi tìm hiểu lịch sử 70 năm ngành Y tế Việt Nam Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam |
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Tiến sĩ Vũ Đức Liêm - Phó Trưởng Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh, kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân năm 1975, ngày đất nước thống nhất, không chỉ là dịp của những nghi thức tưởng nhớ mà còn là các nỗ lực học thuật nghiêm cẩn, toàn diện nhằm hiểu rõ hơn nữa ý nghĩa, tầm vóc, vị trí của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và Đại thắng mùa Xuân năm 1975 trong khung cảnh lịch sử quốc gia và toàn cầu.
![]() |
TS Vũ Đức Liêm, Phó Trưởng Khoa Lịch sử, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, phát biểu đề dẫn hội thảo. |
Đại thắng mùa xuân năm 1975 ghi dấu ấn trong lịch sử dân tộc như một trong những mốc son chói lọi, khẳng định ý chí độc lập thống nhất. Sự kiện đi vào lịch sử thế giới như chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, là sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
Đối với dân tộc Việt Nam, chiến thắng mùa xuân năm 1975 hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do và đi lên xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh.
Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của thế giới về cách thức một dân tộc với ý chí phi thường tự định đoạt số phận của mình trong khung cảnh của các mối quan hệ phức tạp và có tính chi phối mạnh mẽ.
![]() |
Các thuyết minh viên giới thiệu về triển lãm "Xếp bút nghiên ra trận". |
Đối với thế giới, chiến thắng của nhân dân Việt Nam đã góp phần tái định hình lại trật tự quốc tế ở thập kỷ cuối cùng của cuộc Chiến tranh lạnh và lịch sử nhân loại thế kỷ XX.
Hội thảo đã nhận được 91 bài tham luận của các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà nghiên cứu giáo dục, giảng viên đại học và giáo viên các cấp học... cùng nhau chia sẻ thành quả nghiên cứu, soi rọi nhiều vấn đề của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Theo TS. Vũ Đức Liêm - Phó Trưởng Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, hội thảo đã nhận được nhiều báo cáo có giá trị, đề xuất những cách thức tiếp cận mới linh hoạt, sáng tạo nhằm củng cố tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của các thế hệ trẻ; đề xuất sử dụng nhiều kỹ thuật dạy học, áp dụng công nghệ, kỹ thuật, khai thác nhiều hồ sơ, tài liệu lưu trữ, tranh ảnh, bản đồ,…
![]() |
Các đại biểu tham dự hội thảo. |
Qua đó, nhằm phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của người học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông, đặc biệt là quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Tại hội thảo, các đại biểu đã đề xuất những cách thức tiếp cận mới linh hoạt, sáng tạo nhằm củng cố tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của thế hệ trẻ; ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu và dạy học như khai thác hồ sơ, tài liệu lưu trữ, tranh ảnh, bản đồ,… nhằm phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo của người dạy và người học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông, nhất là quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 và chương trình sửa đổi 2022.
Tại hội thảo, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đã tổ chức triển lãm "Xếp bút nghiên ra trận". Triển lãm giới thiệu khoảng 150 hồ sơ, kỷ vật nằm trong khối hồ sơ, kỷ vật đi B mà trung tâm đang lưu giữ. Điều xúc động là những hồ sơ, kỷ vật này gắn liền với những người thầy, người cô và những lớp sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tình nguyện lên đường đi B chiến đấu.
Có thể bạn quan tâm


Hải quan Việt Nam phát hiện nhiều vụ buôn lậu vàng qua đường hàng không
Chuyển động số
VNPT sẵn sàng cho đại lễ
Cuộc sống số
Home Credit triển khai chương trình 'Ưu đãi hết cỡ - Sống vui hết mình'
Thị trường