Việt Nam mở cửa thị trường cho Starlink: Cuộc đua mới trên thị trường viễn thông
Mới đây, SpaceX, công ty của tỷ phú Elon Musk đã được Chính phủ Việt Nam chính thức cấp phép thí điểm dịch vụ Internet vệ tinh Starlink.
Theo đó, SpaceX được thí điểm có kiểm soát trong việc triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp, "không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài".
Quyết định này là dấu mốc quan trọng quan hệ hợp tác công nghệ Việt - Mỹ, mở ra cơ hội cho thị trường viễn thông cạnh tranh hơn, đồng thời đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp viễn thông trong nước.
Tiến độ triển khai Starlink tại Việt Nam
Theo ông Nguyễn Thành Chung, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Cục đang tích cực làm việc với SpaceX để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục cần thiết trước khi chính thức hoạt động tại Việt Nam. Ông Chung cũng chỉ rõ, hai việc cấp bách cần hoàn thành là SpaceX thành lập doanh nghiệp và lắp đặt Trạm cổng mặt đất (Gateway) trên lãnh thổ Việt Nam.
"Họ đang chuẩn bị hồ sơ, thiết bị để đưa sang Việt Nam", ông Chung cho biết và dự kiến các thủ tục sẽ hoàn tất trong năm nay. Việc này cho thấy SpaceX đang đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm đưa dịch vụ internet vệ tinh Starlink vào khai thác thương mại tại Việt Nam.
Quyết định của Chính phủ đặt ra nhiều điều kiện “khắt khe” cho việc thí điểm, bao gồm thời hạn thử nghiệm 05 năm (kết thúc trước 01/01/2031), số lượng thuê bao tối đa 600.000, đồng thời yêu cầu phải đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Đặc biệt, SpaceX phải đặt Trạm Gateway tại Việt Nam, đảm bảo mọi lưu lượng dữ liệu đều đi qua trạm này và kết nối vào mạng viễn thông công cộng trong nước. Đây là điểm kết nối giữa hệ thống vệ tinh của Starlink với mạng internet toàn cầu, đóng vai trò như "cửa ngõ" kiểm soát toàn bộ luồng thông tin giữa người dùng Việt Nam và hệ thống vệ tinh. Theo quy định, mọi dữ liệu từ người dùng Starlink tại Việt Nam đều phải đi qua cổng này và được kết nối vào hạ tầng mạng viễn thông công cộng trong nước.
Theo Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Khoa học và Công nghệ), hệ thống vệ tinh viễn thông quỹ đạo tầm thấp (LEO) sử dụng băng tần Ku (10-15GHz), Ka (18-3GHz) và E (70-80GHz) để cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao ổn định, phủ sóng toàn cầu bao gồm cả vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo - nơi hạ tầng viễn thông truyền thống khó tiếp cận.
Hiện nay, Starlink của SpaceX (Mỹ) đang dẫn đầu thế giới với 6.376 vệ tinh đã được đưa vào khai thác (số liệu tháng 11/2024), vượt xa các đối thủ cạnh tranh khác đến từ Mỹ và Trung Quốc.
Tính đến năm 2025, dịch vụ Starlink đã được cung cấp tại hơn 60 quốc gia, với phạm vi phủ sóng ngày càng tăng.
Ưu thế ở vùng sâu vùng xa, yếu thế tại đô thị
Điểm mạnh nổi bật của Starlink nằm ở hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO) với khoảng cách chỉ 500km so với mặt đất. Tính đến cuối năm 2024, SpaceX đã phóng 6.376 vệ tinh, với mục tiêu cuối cùng là 42.000 vệ tinh để phủ sóng toàn cầu.
Công nghệ này cho phép độ trễ thấp (khoảng 20ms) và tốc độ đường truyền cao. Theo dữ liệu từ các cuộc thử nghiệm, tốc độ tải xuống trung bình của Starlink dao động từ 90 Mbps đến 150 Mbps. Riêng tại Việt Nam, trong lần thử nghiệm tại khu vực Hòa Lạc (Hà Nội) vào tháng 10/2023, tốc độ đạt khoảng 200 Mbps.
![]() |
Thiết bị Internet vệ tinh Starlink của SpaceX trong lần thử nghiệm tại Hòa Lạc, Hà Nội, tháng 10/2023. Ảnh: Lưu Quý |
Tuy nhiên, ông Đoàn Quang Hoan, Phó chủ tịch Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam cho rằng, Starlink khó cạnh tranh ở các đô thị lớn, giá internet cáp quang tại Việt Nam nằm trong số các quốc gia có giá cước internet rẻ nhất thế giới. Trong khi đó, tốc độ 4G của Việt Nam đã tương đối tốt so với thế giới và đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, chi phí cao của dịch vụ và thiết bị đầu cuối là rào cản khiến dịch vụ này khó phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
Ông Đoàn Quang Hoan nhấn mạnh, Starlink phù hợp nhất với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các khu vực biển của Việt Nam. Dịch vụ này đáp ứng tốt nhu cầu của phương tiện giao thông di động như tàu biển, máy bay, đồng thời là giải pháp hữu hiệu trong tình huống thiên tai, bão lũ khi hạ tầng thông tin bị gián đoạn. Ngoài ra, Starlink còn hỗ trợ giáo dục và y tế từ xa, giám sát môi trường, phục vụ các công trình dầu khí ngoài khơi, vùng lõm song đi động, vùng sâu vùng xa của Việt Nam.
“Hiện tại, Starlink có thể phù hợp với doanh nghiệp hoặc các khu vực đặc thù cần kết nối internet tốc độ cao và ổn định”, ông Đoàn Quang Hoan nhận định.
Một số chuyên gia viễn thông chia sẻ, một trong những ưu điểm nổi bật của dịch vụ Starlink là không đòi hỏi nhiều về hạ tầng viễn thông hiện có. Starlink vào Việt Nam là họ có thể tự cung cấp dịch vụ, họ không cần đầu tư nhiều từ hạ tầng như các doanh nghiệp viễn thông trong nước.
Dịch vụ này hoạt động dựa trên hệ thống vệ tinh và thiết bị thu phát tại nhà người dùng, giúp việc triển khai trở nên đơn giản hơn so với các giải pháp internet cáp quang hay mạng 4G và 5G.
Starlink cạnh tranh với các công ty viễn thông trong nước
Chi phí là rào cản lớn nhất đối với người dùng Việt Nam khi sử dụng dịch vụ này. Hiện tại, Starlink công bố trên website, ba gói dịch vụ Starlink cung cấp ở các quốc gia khác với mức giá cao so với mức thu nhập của người Việt Nam, với gói cá nhân (110 USD/tháng, kèm phí mua thiết bị đầu thu 599 USD), gói doanh nghiệp (500 USD/tháng, phí thiết bị 2.500 USD) và gói di động (135 USD/tháng, phí thiết bị 599 USD).

Với mức giá này, Starlink khó có thể cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ internet cáp quang, 4G và 5G tại khu vực đô thị. Tuy nhiên, tại những vùng sâu vùng xa, nơi hạ tầng viễn thông còn nhiều hạn chế, Starlink có thể là giải pháp hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu kết nối tốc độ cao.
![]() |
Trong tương lai, nếu chi phí giảm xuống, Starlink có thể góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa mục tiêu số hóa quốc gia, đặc biệt tại những khu vực khó khăn về địa lý. Đồng thời, áp lực cạnh tranh từ Starlink có thể thúc đẩy các nhà mạng trong nước đổi mới, cải thiện chất lượng dịch vụ, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Nhiều chuyên gia viễn thông nhận định, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã và đang đầu tư hàng tỷ USD vào hạ tầng cáp quang và mạng 5G. Áp lực cạnh tranh từ Starlink khiến các nhà mạng phải nghiêm túc "suy nghĩ" để cải thiện chất lượng dịch vụ, giảm giá thành để giữ chân người dùng, đồng thời tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu thế hội nhập công nghệ.
Starlink và chiến lược phát triển hạ tầng số quốc gia
Việc cấp phép cho Starlink nằm trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thúc đẩy phát triển hạ tầng số. Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về phát triển KTXH, bảo đảm ANQP vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ sáng 16/11/2024, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra rằng: ‘Coi hạ tầng số cũng quan trọng như hạ tầng giao thông. Hạ tầng giao thông là dòng chảy vật chất. Hạ tầng số là dòng chảy dữ liệu. Hai dòng chảy này phải luôn tương xứng với nhau”.
![]() |
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, dịch vụ Internet vệ tinh khi được triển khai tại Việt Nam sẽ giúp phủ sóng Internet tới những khu vực vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là một phần trong chiến lược phát triển hạ tầng số quốc gia, bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai 5G.
![]() |
Trạm BTS 5G của nhà mạng Viettel |
Nghị quyết 193 của Quốc hội được ban hành vào tháng 2/2025 đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng số, trong đó quy định Nhà nước sẽ hỗ trợ đến 15% tổng giá trị đầu tư cho các nhà mạng triển khai ít nhất 20.000 trạm BTS 5G đến cuối năm 2025.
Tính đến nay, 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam là Viettel, MobiFone và VinaPhone đều đã thương mại hóa mạng 5G với nhiều gói cước khác nhau. Tính đến hết tháng 2/2025, dữ liệu từ nền tảng Internet i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết mạng 5G tại Việt Nam đạt tốc độ trung bình 187,58 Mb/s khi tải xuống và 34,87 Mb/s khi tải lên.
Kết quả bước đầu cho thấy sau hơn 5 tháng triển khai thương mại, tốc độ mạng 5G tại Việt Nam đã đạt 144,5 Mbps (tính đến tháng 2/2025), xếp thứ 19 thế giới trên bảng xếp hạng của Ookla.
Thách thức đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước, hoạch định chính sách làm sao cân bằng được việc mở cửa thị trường để tiếp cận công nghệ tiên tiến với bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nước và đảm bảo an ninh thông tin quốc gia.
Việc cho phép dịch vụ internet vệ tinh Starlink thí điểm tại Việt Nam với giới hạn 600.000 thuê bao phản ánh cách tiếp cận thận trọng của cơ quan quản lý. Các yêu cầu như đặt Trạm Gateway tại Việt Nam, đảm bảo dữ liệu người dùng được lưu trữ trong nước, tuân thủ quy định về an ninh mạng... Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng việc mở cửa có kiểm soát sẽ giúp Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia. |
![]() Theo cuốn tiểu sử mới nhất của tỉ phú Elon Musk được CEO Đài CNN chấp bút, ông Musk đã từng yêu cầu ngắt kết ... |
![]() Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển các dự án vệ tinh internet quy mô lớn để cạnh tranh với Starlink của SpaceX. Với ba ... |
![]() Apple đang trong giai đoạn thử nghiệm nội bộ iOS 18.3.1, dự kiến sẽ phát hành trong vài tuần tới. Đây là bản cập nhật ... |
![]() Theo Reuters, Mỹ đang cân nhắc khả năng ngừng cung cấp dịch vụ internet vệ tinh Starlink cho Ukraine, trong bối cảnh căng thẳng về ... |
![]() Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã không ngừng nỗ lực để tiếp cận thị trường Ấn Độ - một mục tiêu mà ông ... |
![]() Ngày 23-3, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 659 mở ra cánh cửa cho dịch vụ internet vệ tinh Starlink của tỉ phú ... |
Có thể bạn quan tâm


FPT và GE HealthCare mở rộng hợp tác chiến lược
Kết nối
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam khánh thành giai đoạn 2 của học xá 165 triệu USD
Doanh nghiệp số
Nestlé Việt Nam và LHPN Việt Nam chung tay thúc đẩy bình đẳng giới
Kết nối