3 yếu tố khiến TV cao cấp 'hỏng' sớm
TV QLED và TV OLED: Sự khác biệt quan trọng cần biết trước khi mua TV Samsung Electronics 19 năm liên tiếp dẫn đầu thị trường TV toàn cầu LG dẫn đầu thị trường TV OLED 12 năm liên tiếp |
Theo dữ liệu mới nhất từ Rtings.com, đơn vị đã tiến hành thử nghiệm độ bền trên 100 TV trong gần hai năm và đưa ra những phát hiện "bất ngờ" về tuổi thọ thực tế của các loại TV hiện đại, đặc biệt là TV OLED và TV LCD siêu mỏng.
Theo Rtings.com, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khiến TV cao cấp dễ hỏng đến từ chính thiết kế của chúng.
Nghiên cứu của Rtings.com chỉ ra rằng các mẫu TV siêu mỏng, đặc biệt là TV LCD sử dụng công nghệ đèn nền cạnh (edge-lit), có tỷ lệ hỏng hóc rất cao.
![]() |
Một phát hiện đáng chú ý khác từ cuộc thử nghiệm là tỷ lệ hỏng hóc cao của TV LCD sử dụng công nghệ đèn nền cạnh (edge-lit). 64% TV edge-lit trong cuộc thử nghiệm gặp vấn đề nghiêm trọng về độ đồng đều hình ảnh, so với chỉ 20% ở TV sử dụng công nghệ đèn nền khác.
![]() |
Sau 2 năm thử nghiệm, các mấu TV LED: Hisense H8G, LG QNED80 2022, Samsung Q60B QLED đã xuống cấp đến mức không thể sử dụng. Nguồn: Rtings.com |
Rtings.com cho biết, các vấn đề này xuất hiện khá sớm, một số mẫu bắt đầu xuống cấp chỉ sau 2.200 giờ sử dụng (tương đương một năm sử dụng thông thường). Nguyên nhân chính được xác định là do thiết kế cố hữu của TV edge-lit, khi tất cả đèn LED được đặt ở cạnh dưới màn hình, dẫn đến tích tụ nhiệt quá mức làm hỏng các thành phần quan trọng như tấm dẫn sáng và tấm phản quang.
"64% TV edge-lit trong cuộc thử nghiệm gặp vấn đề nghiêm trọng về độ đồng đều hình ảnh, so với chỉ 20% ở TV sử dụng công nghệ đèn nền khác," báo cáo từ Rtings.com chỉ rõ.
Rtings.com đã "mổ xẻ" nhiều TV bị hỏng và phát hiện các vấn đề tương tự trên các thương hiệu khác nhau: tấm phản quang bị cong vênh, tấm dẫn sáng bị nứt và LED bị cháy do nhiệt độ cao. Samsung AU8000 là một ví dụ điển hình khi hệ thống đèn nền hoàn toàn hỏng sau thời gian thử nghiệm.
![]() |
Các vết nứt trên tấm dẫn sáng của Samsung AU8000. Nguồn: Rtings.com |
Samsung QN900A 8K QLED đột ngột ngừng hoạt động
Vào ngày 18/4/2023, chiếc Samsung QN900A 8K QLED bất ngờ không thể bật nguồn. Nhóm nghiên cứu của Rtings.com ban đầu nghi ngờ vấn đề nằm ở hộp OneConnect, khi nó hầu như không tiêu thụ điện năng.
![]() |
Các tụ điện bị hỏng trên bo mạch chính |
Sau khi thay thế hộp OneConnect mới nhưng không khắc phục được sự cố, nhóm nghiên cứu cuả Rtings.com đã tháo TV và phát hiện khu vực đáng ngờ liên quan đến một số tụ điện trên bo mạch chính. Chưa rõ liệu các linh kiện này bị hỏng do nhiệt độ cao hay do quá trình hóa học, nhưng chúng có vẻ là nguyên nhân khiến TV ngừng hoạt động.
Sau khi đặt mua và thay thế bo mạch chủ mới vào cuối tháng 5, TV đã hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, vẫn chưa thể xác định liệu đây là lỗi sản xuất sẽ xuất hiện dù trong điều kiện sử dụng bình thường, hay do điều kiện thử nghiệm khắc nghiệt đã khiến nó hỏng sớm.
Sony A80K OLED bị lỗi đường "kẻ chết"
Sony A80K OLED lại gặp phải đúng lỗi đường "kẻ chết" giống hệt như LG G2 OLED. Nhóm nghiên cứu của Rtings.com đã chạy trình làm mới điểm ảnh và một số chẩn đoán nhanh, nhưng không giải pháp nào có tác dụng với đường kẻ xanh lá.
![]() |
Sony A80K OLED lại gặp phải đúng lỗi đường "kẻ chết". Nguồn: Rtings.com |
Khoảng hai tuần sau khi đường kẻ xanh lá này xuất hiện, TV đã hoàn toàn hỏng. Một cột ánh sáng màu xanh dương luôn sáng ở vị trí gần như giống với cột điểm ảnh phụ màu xanh lá trước đó. Giao diện thông minh Google TV không thể tải, và TV liên tục khởi động lại, không thể hiển thị quá logo Google TV.
![]() |
Do không thể hiển thị hình ảnh từ nguồn bên ngoài, A80K đã bị loại khỏi thử nghiệm vĩnh viễn vì không thể tiếp tục kiểm tra.
Màn hình LG 27GR95QE-B ngừng hoạt động khi truy cập menu chức năng
Nhóm nghiên cứu của Rtings.com cố gắng truy cập menu chức năng trên màn hình LG 27GR95QE-B, màn hình đột ngột tắt và hoàn toàn không thể bật lại. Do không thể đặt mua riêng bo mạch chủ mới, nhóm nghiên cứu đã mua một màn hình thứ hai và hoán đổi bo mạch chủ.
![]() |
Với bo mạch chủ mới trong màn hình cũ, thiết bị đã hoạt động bình thường trở lại. Vì thử nghiệm vẫn tiếp tục với tấm nền gốc, sự cố này không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm tổng thể.
Rtings.com chỉ ra yếu tố thứ hai là quản lý nhiệt độ kém. Qua việc sử dụng camera nhiệt và cảm biến đo, RTINGS.com phát hiện ra rằng nhiệt độ bề mặt của LED trong TV edge-lit có thể đạt tới 123°C (253°F) khi hoạt động ở độ sáng tối đa.
![]() |
Bộ khuếch tán bị cong vênh trên Samsung AU8000. Nguồn: Rtings.com |
Điều này có nghĩa là ngay cả những TV cao cấp nhất cũng có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề nhiệt nếu chúng sử dụng thiết kế edge-lit. Nhiệt độ cao tập trung ở một vùng nhỏ khiến các thành phần quan trọng như tấm dẫn sáng và tấm phản quang bị hư hại theo thời gian.
Đáng chú ý, Samsung AU8000 - một trong những model trong thử nghiệm, đã hoàn toàn hỏng hệ thống đèn nền sau khi các LED bị cháy do nhiệt độ quá cao.
Khi Rtings.com đặt câu hỏi về vấn đề này, Samsung Electronics đã phản hồi: "Công nghệ edge-lit đã được sử dụng đáng tin cậy trong các sản phẩm LCD của chúng tôi trong hơn 15 năm, thể hiện độ bền tương đương với các mẫu direct-lit trong điều kiện thực tế".
Tuy nhiên, bằng chứng từ cuộc thử nghiệm dường như mâu thuẫn với tuyên bố này.
Yếu tố thứ ba được Rtings.com chỉ ra đó là bản chất của công nghệ hiển thị được sử dụng. Đối với TV OLED - dòng TV cao cấp nhất hiện nay, "burn-in" (ăn mòn hình ảnh) vẫn là vấn đề đáng để người sử dụng cân nhắc khi mua dòng TV này.
![]() |
TV QLED Samsung Q60/Q60B bị hỏng sau 24 tháng sử dụng. Nguồn: Rtings.com |
Sau hai năm thử nghiệm, tất cả TV OLED đều xuất hiện tình trạng burn-in rõ rệt. Ngay cả những mẫu cao cấp và mới ra mắt như LG G3 và Samsung S95C cũng không thoát khỏi vấn đề này, mặc dù Samsung S95C tỏ ra bền bỉ hơn với dấu hiệu burn-in nhẹ hơn các model khác. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về độ bền thực tế của công nghệ OLED trong sử dụng lâu dài.
Lời khuyên cho người tiêu dùng
Dựa trên những phát hiện này, Rtings.com đưa ra một số lời khuyên cho người tiêu dùng:
"Nếu bạn hiện sở hữu TV edge-lit, hãy tránh sử dụng TV ở độ sáng tối đa trong thời gian dài để giảm áp lực nhiệt", báo cáo khuyến nghị.
Đối với người đang tìm mua TV LCD mới và quan tâm đến độ bền, nên cân nhắc các mẫu direct-lit hoặc FALD (Full Array Local Dimming) thay vì edge-lit. Mặc dù các loại TV này có thể dày hơn một chút, nhưng chúng phân tán nhiệt tốt hơn và có khả năng kéo dài tuổi thọ.
Với người sử dụng TV OLED, việc thường xuyên thay đổi nội dung và tránh hiển thị hình ảnh tĩnh trong thời gian dài là rất quan trọng để giảm nguy cơ burn-in.
Theo các chuyên gia trong ngành, mặc dù các nhà sản xuất ngày càng tập trung vào công nghệ cao cấp và thiết kế thẩm mỹ, nhưng độ bền dài hạn thường không được chú trọng đúng mức trong chiến lược marketing.
"Ngành công nghiệp TV đang đặt quá nhiều sự chú ý vào độ mỏng và các tính năng thông minh, trong khi độ bền - yếu tố mà người tiêu dùng thực sự quan tâm khi bỏ ra số tiền lớn - lại bị xem nhẹ," một chuyên gia bình luận.
Có thể bạn quan tâm


Samsung ra mắt thế hệ mới AI TV 2025
Gia dụng
Samsung mang tầm nhìn “AI Home” đến 'Welcome to Bespoke AI'
Gia dụng
LG dẫn đầu thị trường TV OLED 12 năm liên tiếp
Gia dụng