Phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế
![]() Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” là một trong những sự kiện chào mừng Xuân Ất Tỵ 2025 lớn nhất của Hà ... |
![]() Chiều ngày 20/2, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Công ... |
![]() Chương trình nghệ thuật Giao lưu trình diễn di sản văn hoá phi vật thể các di tích thờ Linh Lang Đại vương với chủ ... |
Để đánh giá thực trạng và tìm giải pháp, ngày 6/3, Viện Văn hoá, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam ( Bộ VHTTDL) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế”.
Văn hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam chứa đựng tinh hoa văn hóa dân tộc, phản ánh trí tuệ sáng tạo của con người Việt Nam. Thông qua các loại hình, thể loại nghệ thuật truyền thống, các giá trị đặc trưng, tiêu biểu, phản ánh diện mạo, cốt cách, bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc được thể hiện rõ.
Các giá trị đó nằm ở chiều sâu văn hóa dân tộc, được vun đắp qua chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, không ngừng được trao truyền, khai thác, phát huy và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên dòng chảy liên tục của văn hóa dân tộc từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Giá trị của nghệ thuật truyền thống nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách, phẩm giá con người Việt Nam…, góp phần tạo nên bản lĩnh của quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
![]() |
PGS.TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ VHTTDL phát biểu tại hội thảo. Ảnh Thúy Hiền |
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông khẳng định: Nghệ thuật truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều loại hình: sân khấu, âm nhạc, múa, mỹ thuật. Sự phong phú, đa dạng nói trên minh chứng sự “giàu có” về di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển, lưu truyền từ hàng ngàn năm lịch sử.
Do đó, các loại hình nghệ thuật truyền thống chính là di sản văn hóa Việt Nam - tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, cần được bảo vệ và phát huy trong xã hội đương đại.
Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh, trong lịch sử dân tộc, nghệ thuật truyền thống luôn có vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, không tách khỏi sự nghiệp “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống nói riêng và văn hóa truyền thống nói chung là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được đề cập trong nhiều văn kiện quan trọng… Đặc biệt từ Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII về xây dựng, phát triển văn hóa, con người; Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế…
Nhờ những định hướng đúng đắn đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Tại Hội thảo, các đại biểu, là các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý văn hoá đến từ các cơ quan, đơn vị trung ương và địa phương đã có nhiều ý kiến đóng góp, tập trung về một số vấn đề chính như: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam; Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam hiện nay; Các kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của các quốc gia trên thế giới và những bài học cho Việt Nam; Các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế…
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Các đại biểu cũng đưa ra kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống của các quốc gia trên thế giới và những bài học cho Việt Nam; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Hội thảo cũng cho thấy, trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống đang đứng trước những thách thức lớn cần phải vượt qua như tình trạng thiếu vắng khán giả, các nghệ sĩ, nghệ nhân không thể sống được bằng nghề...
PGS.TS Bùi Hoài Sơn đề xuất giải pháp về giao lưu hợp tác quốc tế đó là: truyền thông và nâng cao nhận thức về giao lưu, hợp tác quốc tế cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống; xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về giao lưu, hợp tác quốc tế cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống.
Huy động nguồn lực để tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống; phát triển mô hình hợp tác công - tư quốc tế (PPP) trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống; đẩy mạnh vai trò của cộng đồng nghệ thuật quốc tế để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống.
Nhiều tác giả đã đề xuất các giải pháp liên quan đến xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách; về nâng cao nhận thức của cộng đồng; đa dạng hóa không gian biểu diễn; giảm thiểu những tác động của kinh tế - xã hội đối với các hoạt động bảo tồn; ưu đãi thỏa đáng với nghệ sĩ, nghệ nhân; lồng ghép bảo tồn với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội địa phương; hỗ trợ tìm điểm diễn…
Có thể bạn quan tâm


Vovinam Dance 2025: Sự kết hợp tinh tế giữa võ thuật, âm nhạc và vũ đạo
Cuộc sống số
Công ty Holidays Việt Nam bị phạt hơn 100 triệu đồng vì những sai phạm gì?
Cuộc sống số
Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Chấm dứt cảnh phụ huynh xếp hàng chờ nộp hồ sơ
Cuộc sống số