Quy hoạch phổ tần mới cho viễn thông Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo quy hoạch mới về phổ tần số vô tuyến điện. Đề xuất này nhằm cập nhật, phù hợp với Văn kiện sửa đổi Thể lệ thông tin vô tuyến thế giới 2024 của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ vô tuyến trong nước.
Nhiều chuyên gia viễn thông nhận định, việc sửa đổi Quy hoạch phổ tần số "là cần thiết" nhằm định hướng phát triển lĩnh vực thông tin vô tuyến điện theo hướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài. Quy hoạch mới sẽ giúp Việt Nam bắt nhịp xu hướng công nghệ toàn cầu, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số và chuyển đổi số quốc gia.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Dự thảo đề xuất bổ sung băng tần 600 MHz (610-698 MHz) cho hệ thống thông tin di động IMT. Đây là băng tần thấp phù hợp triển khai mạng di động phủ sóng rộng. Việc mở rộng này dựa trên quy định mới của Thể lệ Vô tuyến điện, đã bổ sung Việt Nam vào danh sách quốc gia được phép sử dụng toàn bộ hoặc một phần băng tần này cho IMT.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng định hướng chuyển đổi băng tần 3400-3560 MHz từ vệ tinh sang mạng di động 5G. "Đây là băng tần được sử dụng rộng rãi nhất cho phát triển 5G trên thế giới. Các nước Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đã cấp phép cho 5G trên băng tần này", Dự thảo nêu rõ. Việc chuyển đổi dự kiến thực hiện sau khi vệ tinh Vinasat-1 kết thúc vòng đời hoạt động.
![]() |
Quy hoạch mới cũng định hướng sử dụng băng tần 6425-7125 MHz cho công nghệ 5G/6G, phù hợp với xu hướng của Khu vực 1 (Châu Âu, Châu Phi) và các nước láng giềng như Cambodia, Lào, Trung Quốc. Hiện tại trong băng tần này có 299 tuyến viba và một phần đường lên của Vinasat-1, nhưng dự kiến sẽ giải phóng và chuyển đổi trong tương lai.
Dự thảo bổ sung định hướng phát triển vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO) và vệ tinh địa tĩnh mới. Băng tần Ku, Ka sẽ được phép sử dụng cho vệ tinh tầm thấp, tạo điều kiện phát triển công nghệ chiến lược này theo Nghị quyết số 57-NQ/TW. Đồng thời, băng tần Ka sẽ ưu tiên cho vệ tinh địa tĩnh của Việt Nam, đáp ứng Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ đến năm 2030.
Trong lĩnh vực Wi-Fi, băng tần 5925-6425 MHz sẽ ưu tiên cho các công nghệ Wi-Fi 6E và Wi-Fi 7. Xu hướng này đang được 59 quốc gia áp dụng, bao gồm Mỹ, các nước Châu Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 4 nước Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore). Việc này giúp nâng cao chất lượng kết nối không dây băng thông rộng, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng số quốc gia.
![]() |
Dự thảo cũng sửa đổi các quy định về việc sử dụng băng tần 700/800/900 MHz, cho phép một số hệ thống vô tuyến điện của Nhà nước tiếp tục hoạt động. Các đài vệ tinh mặt đất Inmarsat tại Hải Phòng thuộc hệ thống GMDSS và đài điều khiển giám sát vệ tinh Vinasat được tiếp tục hoạt động trong băng tần 3560-4000 MHz đã dành cho IMT.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đề xuất trong Dự thảo bổ sung quy định về phối hợp kỹ thuật giữa hệ thống IMT trong băng tần 2300-2400 MHz và các đài trái đất vệ tinh trong băng tần 2200-2290 MHz. Theo tính toán, khoảng cách cần phối hợp để tránh nhiễu có hại từ hệ thống IMT là 7-50 km tùy kịch bản triển khai.
Quy hoạch phổ tần mới không chỉ đáp ứng chuẩn mực quốc tế mà còn tạo nền tảng vững chắc cho hạ tầng số Việt Nam, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
![]() Thông tư 01/2025/TT-BKHCN đánh dấu một bước quan trọng trong việc quản lý và phân bổ tài nguyên tần số vô tuyến điện tại Việt ... |
![]() Các nhà sản xuất thiết bị đang thống nhất về phương pháp chia sẻ băng tần đa truy cập vô tuyến nhằm tối ưu hóa ... |
![]() Báo cáo mới của GSMA cho thấy chi phí băng tần chiếm 7% tổng doanh thu các nhà mạng toàn cầu, tăng 63% trong thập ... |
Có thể bạn quan tâm


MediaTek mang gì đến Computex 2025?
Công nghệ số
Cisco tiếp tục tái định nghĩa bảo mật trong kỷ nguyên AI
Công nghệ số
MobiSafe giúp người dùng tự do kết nối trong thời đại số
Công nghệ số