Viettel nắm lợi thế trong cuộc đua 5G Việt Nam
Chiều 20/5 tại Hà Nội, Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thành công cuộc đấu giá quyền sử dụng khối băng tần B2-B2' (713-723 MHz và 768-778 MHz) thuộc băng tần 700MHz. Sau hai vòng đấu giá cạnh tranh, nhà mạng Viettel giành chiến thắng với khối băng tần được mệnh danh là "kim cương". Giá khởi điểm của khối băng tần đạt hơn 1.955 tỷ đồng, cho thấy giá trị chiến lược của tài nguyên số hiếm này.
![]() |
Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Tần số Vô tuyến điện khẳng định: "Việc đấu giá và sớm đưa vào khai thác băng tần 700MHz là giải pháp cụ thể nhằm triển khai hiệu quả các chủ trương, định hướng lớn của Đảng, đặc biệt hiện thực hóa mục tiêu phát triển hạ tầng số trong Nghị quyết số 57-NQ/TW".
Băng tần 700MHz được ví như "băng tần kim cương" nhờ nhiều đặc tính vượt trội. Theo báo cáo "Vision 2030: Low-Band Spectrum for 5G" của GSMA, băng tần này sở hữu phạm vi phủ sóng xa hơn 2,6 lần so với băng tần 1800 MHz và 3,7 lần so với băng tần 2600 MHz. Khi triển khai cùng một vùng phủ, mạng sử dụng băng tần 1800 MHz cần 3-4 lần số lượng trạm gốc so với mạng sử dụng băng tần 700 MHz, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng, đặc biệt tại vùng nông thôn.
![]() |
Trạm BTS Viettel 5G. Ảnh: Viettel |
Khả năng xuyên thấu tòa nhà của băng tần 700MHz tạo lợi thế suy hao đường truyền 13,4 dB so với băng tần 1800MHz, cải thiện chất lượng phủ sóng trong nhà. Điều này khẳng định băng tần 700MHz phù hợp để triển khai dịch vụ IoT và di động băng rộng, góp phần phát triển nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, và kết nối vạn vật.
Hồi tháng 2/2205, nhà mạng Singtel tại Singapore đã triển khai băng tần 700 MHz để tăng cường phạm vi phủ sóng 5G, giúp tăng cường độ tín hiệu lên tới 40% tại các tòa nhà cao tầng, không gian ngầm và các khu vực xa ở khắp quốc đảo này.
![]() |
Sở hữu băng tần 700MHz, Viettel nắm trong tay lợi thế cạnh tranh lớn trong việc triển khai mạng 5G toàn quốc. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư trạm phát sóng, mở rộng vùng phủ nhanh chóng đến các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, những vùng này thường gặp khó khăn về kết nối.
Theo số liệu từ Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, đến hết quý I/2025, các nhà mạng lắp đặt hơn 10.000 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay. Sự kiện đấu giá thành công băng tần B2-B2' được kỳ vọng giảm "khoảng cách số", đưa công nghệ tiên tiến đến người dân từ thành thị tới nông thôn, tạo nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp triển khai hiệu quả thế hệ mạng mới như 5G, 6G.
Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục đấu giá các khối còn lại của băng tần 700 MHz. Bộ cũng đang lấy ý kiến về Dự thảo Quy hoạch phổ tần quốc gia, theo đó sẽ bổ sung một số băng tần đang dùng cho dịch vụ truyền hình, vệ tinh để phát triển mạng 5G, 6G, phù hợp với xu hướng toàn cầu về chia sẻ tài nguyên băng tần 700MHz giữa các nhà mạng để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.
![]() Ba tuần sau khi Viettel triển khai gói cước 5G, người dùng vẫn đang có những trải nghiệm trái ngược. Nơi thì "như tên lửa", ... |
![]() Việt Nam đã lắp đặt hơn 10.600 trạm BTS 5G đến hết quý I/2025, với Mobifone trở thành nhà mạng mới nhất tham gia thị ... |
![]() Tháng 4/2025, Đà Nẵng tiếp tục “bỏ xa” Hà Nội với tốc độ mạng 5G lên đến 393,84 Mbps, gấp hơn 2,5 lần so với ... |
Có thể bạn quan tâm


Keysight mở rộng hỗ trợ tiêu chuẩn USB trong System Designer for USB
Phần mềm - Ứng dụng
MediaTek mang gì đến Computex 2025?
Công nghệ số
Cisco tiếp tục tái định nghĩa bảo mật trong kỷ nguyên AI
Công nghệ số