Việt Nam đã thật sự sẵn sàng để sang mạng 5G SA trong những năm tới hay chưa?
Công nghệ 5G thay đổi nền nông nghiệp như thế nào? Công nghệ 5G là nền tảng cho Công nghiệp 4.0 Công nghệ 5G sẽ thay đổi giáo dục như thế nào? |
Công nghệ 5G đã và đang mở ra kỷ nguyên kết nối không dây tốc độ cao, độ trễ thấp và tiềm năng ứng dụng vượt xa những gì 4G từng làm được. Tuy nhiên, không phải tất cả mạng 5G đều giống nhau. Sự khác biệt giữa hai hướng triển khai công nghệ 5G độc lập (SA – Standalone) và không độc lập (NSA – Non-Standalone), đây chính là yếu tố quyết định hiệu suất của công nghệ này.
Theo các chuyên gia Viễn thông nhận định, chỉ công nghệ 5G SA mới phát huy trọn vẹn tốc độ và độ trễ thấp như kỳ vọng, nhờ sử dụng hoàn toàn hạ tầng 5G từ mạng lõi đến trạm phát sóng. Trong khi đó, 5G NSA vẫn phụ thuộc vào mạng lõi 4G, dễ triển khai hơn nhưng không thể khai thác hết tiềm năng của 5G.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Docomo |
Việt Nam bắt đầu bước vào cuộc chơi 5G SA
Theo Chuyên gia của Hội REV, Việt Nam hiện mới chỉ ở giai đoạn khởi động 5G SA. Trong số các nhà mạng lớn, Viettel là đơn vị tiên phong khi đã bắt đầu thử nghiệm mạng 5G SA. Trong khi đó, VNPT, Mobifone và một số doanh nghiệp khác vẫn còn thận trọng, chủ yếu do lo ngại chi phí đầu tư và hiệu quả kinh doanh chưa rõ ràng. Vị Chuyên gia của Hội REV nhấn mạnh rằng, việc triển khai mạng 5G SA không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn là bài toán về tài chính và thị trường. Chi phí triển khai 5G SA cao hơn nhiều so với 5G NSA vì cần thay mới toàn bộ mạng lõi và trạm phát.
![]() |
5G Private Mobile Network được Viettel triển khai |
Từ góc độ quốc tế, ông Kalyan Sundhar, Phó Chủ tịch Keysight Technologies, cho biết Viettel đã ra mắt dịch vụ thương mại 5G trên toàn quốc từ tháng 10/2024, phủ sóng 63 tỉnh/ thành phố với hơn 6.500 trạm phát. Sau Viettel, VNPT và MobiFone lần lượt gia nhập thị trường với các dịch vụ 5G thương mại vào cuối năm 2024 và đầu 2025. Theo ông Sundhar, sự tham gia của cả ba nhà mạng lớn đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình chuyển đổi số của Việt Nam.
![]() |
Đồng quan điểm với ý kiến của Chuyên gia Hội REV, ông Kalyan Sundhar cho biết: "Quá trình chuyển đổi sang 5G SA tại Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức đáng kể như chi phí đầu tư hạ tầng cao, lợi tức đầu tư chưa rõ ràng, yêu cầu kỹ thuật phức tạp trong việc nâng cấp mạng lõi, cũng như nhu cầu phát triển các ứng dụng và use case (trường hợp sử dụng) thực tiễn nhằm thúc đẩy sự chấp nhận rộng rãi từ thị trường".
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo: “Việc triển khai 5G SA đòi hỏi chi phí đầu tư lớn hơn đáng kể so với 5G NSA, bởi mạng SA phải xây dựng lại gần như toàn bộ hệ thống mạng lõi”. Đây là lý do khiến nhiều nhà mạng trên thế giới còn e dè, chậm phát triển.
Đại diện Keysight Technologies cho biết, trên toàn cầu, đã có 154 nhà mạng tại 63 quốc gia đầu tư vào 5G SA, trong đó có 67 nhà mạng đã chính thức triển khai dịch vụ thương mại.
Vì sao các nền kinh tế số hàng đầu đều chọn 5G SA?
Theo ông Kalyan Sundhar, công nghệ 5G SA là kiến trúc duy nhất hiện nay có thể hiện thực hóa đầy đủ các tính năng mà công nghệ 5G mang lại như: độ trễ siêu thấp, phân chia mạng (network slicing), và hỗ trợ các ứng dụng công nghiệp phức tạp như tự động hóa nhà máy, phương tiện tự hành hay thực tế ảo tăng cường (AR/VR). Các chức năng như Voice over New Radio (VoNR), uplink MIMO, hay điện toán biên (MEC) chỉ thực sự phát huy trên nền tảng mạng lõi độc lập như SA.
Không chỉ là bước "nhảy vọt" về công nghệ, theo ông Sundhar, 5G SA còn là “khoản đầu tư chiến lược dài hạn”, vì chỉ có 5G SA mới mở ra mô hình doanh thu bền vững thông qua dịch vụ chuyên biệt cho từng nhóm khách hàng. Điều này giải thích vì sao đến nay, dù chi phí cao, vẫn đã có 154 nhà mạng tại 63 quốc gia đầu tư vào 5G SA, chiếm khoảng 24,4% trong tổng số các nhà mạng đã đầu tư vào công nghệ 5G. Trong đó, 67 nhà mạng đã chính thức triển khai dịch vụ thương mại.
![]() |
Tại Việt Nam, theo Chuyên gia của Hội REV, các nhà mạng lớn tại Việt Nam đang triển khai cùng lúc hai mô hình 5G SA và 5G NSA. Viettel đi đầu trong việc thử nghiệm và thương mại hóa 5G SA, nhưng cũng duy trì 5G NSA để phục vụ số đông người dùng phổ thông. Mobifone và VNPT vẫn ưu tiên 5G NSA ở giai đoạn đầu để đảm bảo chi phí thấp và triển khai nhanh.
Nhiều chuyên gia nhận định, sự lựa chọn này đến từ thực tế nhu cầu thị trường hiện tại chưa đủ lớn để “ép” nhà mạng chuyển hẳn sang 5G SA. Người dùng Việt phần lớn vẫn hài lòng với tốc độ và dịch vụ mà 4G (hoặc 5G NSA) cung cấp. Thêm vào đó, việc duy trì đồng thời các mạng 2G, 3G, 4G khiến gánh nặng tài chính và kỹ thuật tăng cao nếu muốn đồng loạt nâng cấp lên 5G SA.
Tuy nhiên, cũng chính lựa chọn song song này đang khiến Việt Nam khó đạt được bước nhảy vọt về công nghệ như kỳ vọng. NSA dù triển khai nhanh nhưng bị giới hạn về độ trễ và không hỗ trợ các chức năng tiên tiến như SA. Việc duy trì cả hai mô hình sẽ kéo dài giai đoạn quá độ, làm phân tán nguồn lực và khiến các doanh nghiệp viễn thông phải gồng gánh nhiều hạ tầng cùng lúc.
Việt Nam cần "linh hoạt" tiến tới công nghệ 5G SA
Ông Sundhar cảnh báo rằng nếu chỉ dừng ở 5G NSA, các nhà mạng có thể bỏ lỡ cơ hội dẫn đầu về dịch vụ 5G thế hệ mới. Việc triển khai 5G SA cần có chiến lược bài bản: đầu tư theo lộ trình khu vực, phối hợp với các đối tác công nghệ để giảm chi phí, và đặc biệt là phát triển hệ sinh thái thiết bị hỗ trợ 5G SA, điều này vẫn chưa đầy đủ tại Việt Nam.
Trong khi đó, Chuyên gia của Hội REV cho rằng, Việt Nam cần thời gian để thị trường “tiêu hóa” các ứng dụng cao cấp mà 5G NSA mang lại. Những dịch vụ như livestream độ phân giải cao, truyền hình trực tiếp tại sân vận động hay mạng riêng cho nhà máy thông minh hiện vẫn còn là “xa xỉ” với phần lớn người dùng phổ thông. Đây là lý do các nhà mạng đang áp dụng phương pháp “chọn điểm nóng” để triển khai 5G SA trước như trung tâm đô thị, sân bay, nhà ga...trong khi tiếp tục mở rộng 5G NSA để phục vụ số đông.
![]() Để người dân và du khách tại Đà Nẵng có thể livestream, chia sẻ những màn trình diễn pháo hoa hấp dẫn với người thân ... |
![]() Công nghệ 5G SA – 5G độc lập được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái 5G, tạo điều kiện ... |
![]() Các nhà sản xuất thiết bị đang thống nhất về phương pháp chia sẻ băng tần đa truy cập vô tuyến nhằm tối ưu hóa ... |
Có thể bạn quan tâm


Hạ tầng số Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Viễn thông - Internet
VNPT triển khai hạ tầng số cho nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Viễn thông - Internet
Mobifone, Viettel và VNPT chung tay thúc đẩy đổi mới sáng kiến GSMA Open Gateway
Doanh nghiệp số