Meta hợp tác với đại học Việt Nam xây dựng khung năng lực trí tuệ nhân tạo dành cho sinh viên
Sự kiện đã thu hút sự tham dự, thảo luận của hơn 100 đại biểu là lãnh đạo, chuyên gia đến từ Bộ GD&ĐT, Bộ KH&CN, Bộ VHTT&DL, Hội Thông tin KHCN Việt Nam; đại diện Tập đoàn Meta; các trường đại học tại Hà Nội và TP.HCM... Tọa đàm cũng nhận được sự quan tâm của hơn 20 doanh nghiệp công nghệ, các cơ quan báo chí và nhiều chuyên gia trong nghiên cứu và giảng dạy về AI và sinh viên các trường đại học.
![]() |
GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Chủ nhiệm Dự án hợp tác giữa USSH và Meta phát biểu tại tọa đàm. Ảnh Thùy Dung |
Phát biểu tại tọa đàm, GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng USSH, Chủ nhiệm Dự án hợp tác giữa USSH và Meta cho biết, Khung năng lực trí tuệ nhân tạo dành cho sinh viên đại học do nhà trường phối hợp với Tập đoàn Meta xây dựng là một phản hồi kịp thời trước yêu cầu cấp bách trong bối cảnh AI đang trở thành một phần không thể thiếu của đời sống học thuật, nghề nghiệp và xã hội.
Khung năng lực này được hình thành trên cơ sở tham vấn các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên, đồng thời tham chiếu các khung năng lực số và AI quốc tế đang được sử dụng rộng rãi. Nhà trường đã khẩn trương điều chỉnh 28 chương trình đào tạo, trong đó các nền tảng kiến thức đã được điều chỉnh hoàn thiện với những yêu cầu mới về năng lực trí tuệ nhân tạo, khẳng định cam kết của nhà trường trong việc mang lại những giá trị tốt nhất cho người học và cộng đồng.
Để xây dựng Khung năng lực trí tuệ nhân tạo dành cho sinh viên, nhóm chuyên gia đã khảo sát và đánh giá năng lực trí tuệ nhân tạo và nhu cầu phát triển năng lực này của 1.000 sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh để làm cơ sở thực tiễn thực tiễn. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã tham chiếu các khung năng lực tham chiếu đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, từ đó phát triển một khung năng lực phù hợp cho sinh viên tại Việt Nam.
![]() |
PGS.TS Đỗ Văn Hùng – Trưởng khoa Thông tin – Thư viện, Phó Chủ nhiệm dự án hợp tác giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Tập đoàn Meta trình bày Khung năng lực trí tuệ nhân tạo dành cho sinh viên. |
Theo PGS.TS Đỗ Văn Hùng – Trưởng khoa Thông tin – Thư viện, Phó Chủ nhiệm Dự án hợp tác giữa USSH và Tập đoàn Meta, nhóm nghiên cứu đã đề xuất cấu trúc khung năng lực AI bao gồm các năng lực thích ứng lâu dài và các năng lực AI cụ thể.
Trong đó, các chuyên gia đến từ USSH xuất 6 miền năng lực: Hiểu biết về AI và dữ liệu (AI hoạt động như thế nào?), Tư duy phản biện và đánh giá AI (Làm thế nào tôi đánh giá được đầu ra của AI?), Đạo đức và trách nhiệm trong sử dụng AI (Làm thế nào tôi đảm bảo AI được sử dụng một cách đạo đức và có trách nhiệm?), Lấy con người làm trung tâm, Trí tuệ cảm xúc, Vị sáng tạo (Làm thế nào để con người vẫn giữ vai trò trung tâm?), Ứng dụng AI cho chuyên môn (Tôi áp dụng AI như thế nào trong một bối cảnh cụ thể?), và Thiết kế và phát triển hệ thống AI (Tôi có thể tạo ra hệ thống AI như thế nào?).
Mỗi miền năng lực được thiết lập theo 04 cấp độ phát triển: thành thạo, thông thạo, chuyên sâu và làm chủ, phù hợp với năng lực tiến triển của sinh viên trong suốt quá trình học tập và làm việc sau khi ra trường...
Tọa đàm đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, giáo dục và các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng về các nội dung của Khung năng lực trí tuệ nhân tạo dành cho người học. GS.TS. Nguyễn Qúy Thanh - Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN cho rằng, khung năng lực trí tuệ nhân tạo cần tích hợp thêm hệ thống phân loại sắp xếp các mục tiêu học tập (bloom) đang được ứng dụng trong các trường đại học. Ngoài ra, cần nhấn mạnh khả năng tự học của sinh viên trong khung năng lực này.
![]() |
GS.TS. Nguyễn Qúy Thanh - Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. |
PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, ĐHQGHN nhấn mạnh việc cá thể hóa người học trong các chương trình đào tạo, nhất là trong việc xây dựng khung năng lực trí tuệ nhân tạo của người học. Phó giáo sư Quế Anh cũng đánh giá, cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, trí tuệ cảm xúc và sự sáng tạo trong xây dựng khung năng lực này là một điểm mới mẻ của các chuyên gia.
Theo TS. Nguyễn Gia Hy (thành viên Dự án hợp tác giữa USSH và Meta; giảng viên môn Trí tuệ nhân tạo tại Swinburne University - Úc, Nhà sáng lập SkillPixel), hiện nay các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng cả những người ngoài lĩnh vực chuyên môn, nhưng họ cũng yêu cầu ứng viên phải có khả năng sử dụng AI khá thành thạo.
Nếu khung năng lực này được ứng dụng rộng rãi trong các trường đại học, thì nó sẽ tạo ra một điều kiện rất phù hợp và thuận tiện cho các doanh nghiệp. Các nhà tuyển dụng sẽ biết được năng lực tổng thể của ứng viên và khả năng sử dụng AI của họ trong lĩnh vực cụ thể đến mức nào.
Được biết từ năm 2020, USSH đã hợp tác cùng Tập đoàn Meta triển khai dự án nâng cao năng lực số cho sinh viên và ban hành Khung năng lực số dành cho sinh viên USSH (tháng 5/2024). Trên cơ sở kết quả này, VNU-USSH đã được Bộ GD&ĐT đề nghị hỗ trợ xây dựng Khung năng lực số dành cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân và ban hành vào tháng 1/2025 vừa qua.
Từ năm 2023, USSH tiếp tục hợp tác với Tập đoàn Meta trong dự án nâng cao năng lực sử dụng AI cho giảng viên và sinh viên của Nhà trường. Hơn 250 giảng viên, chuyên viên và 1.000 sinh viên được đào tạo về AI. Cũng từ đó, Khung năng lực trí tuệ nhân tạo dành cho sinh viên đã được xây dựng và lấy ý kiến thảo luận của các chuyên gia.
Có thể bạn quan tâm


Nhân tài AI Trung Quốc tạo dấu ấn toàn cầu, Không chỉ là mô hình, mà là ứng dụng
Nhân lực số
Vietnam Game Connect 2025: Đánh dấu bước chuyển mình toàn cầu của game Việt
Doanh nghiệp số
Tình huống chậm nộp hồ sơ thương thảo hợp đồng của một DN bưu chính
Giao dịch số