Viettel Digital Hospital: Chuyển đổi số toàn diện cho ngành y tế
Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức như quá tải bệnh viện, sai sót trong thanh toán bảo hiểm y tế và trải nghiệm chưa tối ưu cho người dân, Viettel đã tiên phong nghiên cứu và phát triển Hệ thống Quản lý Thông tin Bệnh viện số - Viettel Digital Hospital (VHIS) như một bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa mô hình bệnh viện thông minh, tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Viettel Digital Hospital (VHIS) được hoạch định là sản phẩm cốt lõi trong hệ sinh thái các giải pháp số cho ngành y tế nói chung và cho bệnh viện nói riêng, giúp tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh, tiết kiệm thời gian, nhân lực y tế và nâng cao mức độ hài lòng của người bệnh và cắt giảm chi phí vận hành của bệnh viện. Trong đó, tập trung vào (1) Giải quyết việc ùn tắc ở khâu lấy số chờ tiếp đón, khám bệnh, thực hiện dịch vụ cận lâm sàng, phát thuốc và thanh toán. (2) Giảm thiểu tối đa tỷ lệ xuất toán bảo hiểm.
Nghiên cứu và tổng hợp toàn bộ quy trình nghiệp vụ phức tạp giúp quản lý tổng thể toàn bộ hoạt động của bệnh viện, từ lúc tiếp nhận bệnh nhân vào viện cho đến khi ra viện, cụ thể: Tiếp đón người bệnh; Quản lý khám chữa bệnh nội/ngoại trú; Quản lý xét nghiệm; Quản lý chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng; Quản lý lưu trữ, xử lý, truyền hình ảnh; Quản lý Dược-Vật tư-Máu; Thanh toán nội/ngoại trú; Kết nối hóa đơn điện tử; Kết nối giao tiếp bệnh nhân; báo cáo tổng hợp…
![]() |
Ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại phát triển Hệ thống Thông tin Bệnh viện HIS trên nền tảng hạ tầng Hybrid Cloud theo hướng Web-based, kiến trúc Microservice - SaaS với tính mở cao, có khả năng tích hợp linh hoạt với các giải pháp thông tin y tế khác, tuân thủ các tiêu chuẩn thế giới (HL7 FHIR, ...) và là chìa khóa giúp giải quyết bài toán đầy thách thức để linh hoạt, dễ dàng và hiệu quả đáp ứng các yêu cầu thay đổi nghiệp vụ của bệnh viện vốn thường xuyên diễn ra. Không chỉ vậy, Viettel HIS xây dựng lộ trình dài hạn trong các giai đoạn tiếp theo, hướng tới tích hợp và ứng dụng các công nghệ 4.0 (như AI, Big Data, Data Analytics, Blockchain, ...) nhằm đáp ứng mô hình bệnh viện thông minh, đem lại tính ưu việt cho sản phẩm về chi phí, hiệu năng, khả năng triển khai và các tính năng hỗ trợ chính xác, thông minh.
Từ những năm 1980, Hệ thống thông tin bệnh viện HIS bắt đầu được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong các bệnh viện, khởi nguồn từ Châu Âu, giúp loại bỏ các thách thức về hiệu năng vận hành thấp, nhiều giấy tờ và các sai sót do con người… Kể từ đó, HIS đã có những bước tiến mạnh mẽ và trở thành hệ thống tích hợp cốt lõi của các bệnh viện với hệ sinh thái của các hệ thống thông tin chuyên khoa như PACS (Picture Archiving and Communication System - Hệ thống Lưu trữ và Truyền tải Hình ảnh), RIS (Radiology Information System - Hệ thống Thông tin Chẩn đoán Hình ảnh), LIS (Laboratory Information System - Hệ thống Thông tin Phòng xét nghiệm) ... và đặc biệt là EMR (Electronic Medical Record - Bệnh án điện tử).
Tuy nhiên, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và công nghệ đang trải qua sự thay đổi triệt để trên phạm vi toàn cầu với (1) Sự tham gia chủ động của người bệnh; (2) Phân tích dữ liệu/Trí tuệ nhân tạo; (3) Tự chăm sóc sức khỏe; (4) Thiết bị mang đeo có cảm biến sinh học; (5) Y tế từ xa/Chăm sóc sức khỏe từ xa; (6) Trao đổi dữ liệu y tế; (7) Chăm sóc sức khỏe tại nhà và (8) Điện toán đám mây (Arthur D Little). Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 càng thúc đẩy mạnh mẽ những sự chuyển đổi này. Điều này đang khiến cho sự đổi mới và chuyển đổi số lĩnh vực y tế nói chung và bệnh viện nói riêng trở nên cấp thiết.
![]() |
Một số các sản phẩm tiêu biểu trên thế giới như: iMDsoft Clinical Information System là một trong những nhà cung cấp giải pháp Hệ thống Thông tin Lâm sàng (Clinical Information Systems) hàng đầu, đã cung cấp giải pháp của mình cho hơn 400 bệnh viện trên toàn thế giới, tại các quốc gia Châu Âu, Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Arab Saudi, Australia và Trung Quốc. IQVIA Hospital Information System (Arcus Air) là một hệ thống thông tin bệnh viện thống nhất, toàn diện, cấu hình cao cung cấp các công cụ nâng cao để cải thiện các hoạt động khám chữa bệnh và quản lý bệnh nhân; đã được triển khai tại 07 quốc gia (UAE, Arab Saudi, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Philippines, Thái Lan) với trên 50 bệnh viện, hơn 20.000 giường bệnh nội trú.
Hệ thống được triển khai với kiến trúc mở trên đa dạng cơ cấu hạ tầng (Cloud, On-premise, Hybrid) theo mô hình SaaS với giải pháp tùy chỉnh cao độ cho từng bệnh viện, có khả năng mở rộng theo cả chiều ngang và chiều dọc để triển khai từ các bệnh viện nhỏ đến rất lớn.
Tại Việt Nam, Hệ thống Thông tin Bệnh viện HIS đã bắt đầu được đưa vào ứng dụng kể từ đầu những năm 2000, đi đầu bởi FPT, trở thành một cấu phần tin học y tế quan trọng và không thể thiếu với tất cả các bệnh viện. Một số sản phẩm tiêu biểu trong nước: FPT HIS (FPT eHospital 2.0+) được coi là cấu phần quan trọng nhất trong hệ sinh thái bệnh viện số FPT.eHospital 2.0+ của FPT (gồm HIS, LIS, RIS-PACS, EMR, Quản lý hành chính, văn phòng, Quản lý nhân sự và tiền lương, ...), ứng dụng các công nghệ mới: Kiến trúc SoA; dữ liệu tập trung; cổng thông tin với dữ liệu mở; ký số/ký điện tử; cho phép tích hợp các trang thiết bị y tế và hệ thống khác như: giám định BHYT, thanh toán online ngân hàng, bệnh án điện tử tập trung, hồ sơ y tế cá nhân toàn quốc thông qua các chuẩn y khoa tại trong nước và thế giới như HL7, DICOM,… VNPT HIS có khả năng tích hợp với các hệ thống ERP Hospital, LIS, RIS-PACS, Hệ thống xếp hàng thông minh, và các cổng thông tin BYT, BHXH, Hệ thống quản lý tài chính, nhân sự, trang thiết bị,… tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng được yêu cầu chuyên môn y tế cũng như công việc quản lý bệnh viện theo Thông tư 54/2017/TT-BYT với 497 chức năng, 248 tham số phục vụ cấu hình; 96 báo cáo thống kê theo quy định Bộ Y tế, Cục Khám chữa bệnh, Bảo hiểm xã hội, Bộ tài chính; trên 201 báo cáo thống kê phát sinh từ nhu cầu của bệnh viện.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực, mà trong đó y tế là một trong những cấu phần chủ chốt. Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” ngành Y tế/ Chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành được ưu tiên chuyển đổi số hàng đầu. Quyết định 5316/QĐ-BYT của Bộ Y Tế cũng đã nêu rõ việc chú trọng tới việc triển khai các sáng kiến để cung cấp một trải nghiệm mới hoàn toàn khác trong lĩnh vực y tế, thông qua đó mang lại giá trị cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Những hạn chế còn tồn đọng của Hệ thống Thông tin Bệnh viện trên thị trường mở ra cơ hội cho các nhà cung cấp giải pháp.
Đề án Y tế thông minh đã được Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 4888/QĐ-BYT năm 2019 về việc “Phê duyệt Đề án phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019 -2025” đã đưa ra một trong các mục tiêu "hình thành các bệnh viện thông minh”: Hoàn thiện các phần mềm quản lý và số hóa bệnh viện; triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử, Phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh”. Cụ thể các tiêu chí về Bệnh viện thông minh được xác định tại Thông tư 54/2017/TT-BYT của Bộ Y tế về Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Về quản lý nghiệp vụ và tiện ích hỗ trợ người dân thì chưa được triển khai một cách đồng bộ và vẫn gặp phải các vấn đề như Xuất toán bảo hiểm, ùn tắc quá tải bệnh viện khi tiếp đón - thanh toán - phát thuốc và kết nối các hệ thống trong bệnh viện để hình thành hệ thống báo cáo hợp nhất.
Trước những nhu cầu thực tế của thị trường của Hệ thống Thông tin Bệnh viện HIS, Viettel cần tập trung nghiên cứu, phân tích, xây dựng hệ thống trên nền tảng Cloud đúng nghĩa và làm chủ giải pháp, phát triển sản phẩm Hệ thống Quản lý thông tin Bệnh viện Số để cung cấp giải pháp chất lượng đáp ứng yêu cầu của các bệnh viện giúp đem lại các lợi ích định tính, định lượng và tài chính cho cả bệnh viện và bệnh nhân, cung cấp giải pháp công nghệ chất lượng với công nghệ mới (Cloud, SaaS, Microservice...) để dẫn đầu trên thị trường. Đặc biệt là giải quyết các bất cập của cơ sở y tế trong thanh quyết toán bảo hiểm, tiếp đón khám chữa bệnh, thanh toán, phát thuốc và tạo kênh kết nối giữa người bệnh với cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, VHIS được lên kế hoạch để liên tục được nâng cấp, tích hợp với các hệ thống thông tin y tế-dịch vụ khác và ứng dụng các công nghệ hiện đại của Công nghiệp 4.0, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của bệnh viện cũng như các xu hướng công nghệ-y tế ngày càng biến chuyển mạnh mẽ (Khám chữa bệnh từ xa, Liên thông dữ liệu y tế, Chăm sóc sức khỏe tại nhà, Tự chăm sóc, AI và phân tích dữ liệu y tế, Sức khỏe di động, Tích hợp cảm biến sinh học).
![]() Bệnh viện Quận Phú Nhuận lập ki-ốt thông minh giúp người bệnh đăng ký khám, thanh toán viện phí qua CCCD, nhận diện khuôn mặt, ... |
![]() Nền tảng DrAid™ Enterprise Data - nền tảng AI tạo sinh được phát triển bởi VinBrain, là một giải pháp phân tích dữ liệu toàn ... |
![]() Telehealth không chỉ phát huy trong thời kỳ dịch bệnh giúp bác sĩ theo dõi được quá trình điều trị của bệnh nhân mà còn ... |
![]() Y tế học đường đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu quản lý và chăm sóc ... |
Có thể bạn quan tâm


Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới nền hành chính số
Không gian số
Bộ Khoa học và Công nghệ bãi bỏ 14 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử
Chính phủ số
Tỷ lệ công khai thông tin đất đai trên môi trường điện tử được cải thiện đáng kể
Chuyển đổi số